ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 61)

4.6.1. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng. Nó cho biết khả năng tái sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định. Vòng quay

vốn tín dụng càng cao, chứng tỏ ngân hàng thu hồi vốn nhanh và thiên về cho vay ngắn hạn. Đối với những ngân hàng cho vay phát triển nông nghiệp nhiều như chi nhánh Agribank Gò Quao, vòng quay vốn tín dụng thường lớn hơn 1, vì cho vay phát triển nông nghiệp đa số là ngắn hạn. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Agribank Gò Quao ổn định và không có biến động nhiều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 1,3 vòng, cao hơn so với hai năm còn lại. Nguyên nhân là do năm này, chi nhánh Agribank Gò Quao cho vay vùng nông thôn mới theo Nghị định 41 của Chính phủ. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người dân. Người dân sản xuất hiệu quả, nên thường trả nợ trước khi đáo hạn. Sáu tháng đầu năm 2013, vòng quay vốn tín dụng thấp so với cùng kì năm ngoái, ở mức 0,7. Đó là do đầu năm, Agribank Gò Quao thu nợ không đạt, nợ xấu tăng làm DSTN tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu vay vốn vẫn tăng đều đều.

Bảng 4.25: Chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng, 2010-T6/2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013

Vốn huy động Triệu đồng 80.585 76.924 104.950 77.350 98.955

Doanh số cho vay Triệu đồng 251.187 298.938 382.736 242.805 275.861

Doanh số thu nợ Triệu đồng 192.872 243.430 313.036 207.576 228.419

Dư nợ Triệu đồng 168.416 223.924 293.624 259.153 341.066

Dư nợ bình quân Triệu đồng 152.151 196.170 258.774 241.539 317.345

Dư nợ/ Tổng vốn huy động Lần 2,1 2,9 2,8 3,4 3,4

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,3 1,2 1,2 0,9 0,7

Hệ số thu nợ Lần 0,8 0,8 0,8 0,9 0,8

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi

ro tín dụng % 0,1 0,2 0,3 0,2 0,2

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-T6/2013

4.6.2. Dư nợ/ Tổng vốn huy động

Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu quá lớn, theo quy định thì không quá 80% vốn huy động, chứng tỏ ngân hàng huy động vốn kém hiệu. Nếu quá nhỏ ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ số này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động của ngân hàng. Đối với chi nhánh Agribank Gò Quao, ngân hàng cho vay nông nghiệp là chính trên địa bàn một trong những huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang, huy động vốn đủ để cho vay là không khả thi. Qua bảng số liệu, chỉ số dư nợ/ tổng vốn huy động qua các năm rất cao. Năm 2010, dư nợ/ tổng vốn huy động là 2,1 lần. Năm 2012, chỉ số này tăng lên đến mức 2,8 lần. Dư nợ/ tổng vốn huy động có xu hướng tăng. Đó là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng

nhanh, trong khi huy động vốn còn nhỏ lẻ và gặp khó khăn. Sáu tháng đầu năm 2013, chỉ số này bằng so với cùng kì năm ngoái nhưng vẫn cao hơn so với các năm trước. Như vậy, cứ 2-3 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động của Agribank Gò Quao tham gia vào. Điều đó gây ra áp lực rất lớn. Thứ nhất, ngân hàng phải vay vốn từ các tổ chức kinh tế khác, chịu chi phí lãi suất lớn để cho vay. Thứ hai, ngân hàng phải chịu rủi ro cao vì khó gánh nổi hậu quả nếu sảy ra rút tiền gửi hàng loạt. Phần lớn, ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi ngân hàng cần tập trung hơn công tác huy động vốn trên địa bàn.

4.6.3. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ là chỉ tiêu cho phép đánh giá năng lực thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng. Chỉ tiêu cho biết số đồng ngân hàng thu về được trên mỗi đồng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Qua bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2010-2012, hệ số thu nợ ở mức khá cao và không có biến động nhiều, thể hiện hiệu quả hoạt động của nhân viên tín dụng, từ quy trình tín dụng cho đến quá trình kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ. Sáu tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ là 0,8 lần thấp hơn 0,1 lần so với cùng kì năm ngoái, biến động giảm nhẹ trên là do đầu năm 2013, Agribank Gò Quao thu nợ không đạt hiệu quả, để nợ xấu tăng. Điều đó đòi hỏi Agribank Gò Quao cần phải chú trọng thu nợ sao cho hiệu quả, đặc biệt là kiểm soát nợ xấu, tăng trưởng cho vay phải đi đôi với chất lượng món vay và uy tín của khách hàng.

4.6.4. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện khi ngân hàng phát sinh các khoản nợ quá hạn và các trường hợp chưa tìm được tổn thất trong quá trình phân loại nợ hoặc chất lượng các khoản nợ suy giảm. Các khoản nợ càng xấu thì ngân hàng càng phải trích dự phòng nhiều hơn để phòng ngừa rủi ro. Agribank Gò Quao là ngân hàng hoạt động tốt, nợ xấu ít nên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ trích lập càng nhỏ thì càng tốt vì Agribank Gò Quao luôn tuân thủ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN. Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể tăng đều từ 0,1% ở năm 2010 lên đến 0,3% ở năm 2012. Nguyên nhân là những món vay có giá trị tài sản đảm bảo thấp chủ yếu là quyền sử dụng đất và nhu cầu vay vốn ngày càng cao làm chênh lệnh dư nợ mỗi món trên giá trị tài sản đảm bảo tăng dần. Tuy nhiên, Agribank Gò Quao vẫn đảm bảo cấp tín dụng theo quy định cho phép và kiểm soát tốt dư nợ khi tỷ lệ nợ xấu luôn giảm. Sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm ngoái, hệ số trích

lập dự phòng rủi ro tín dụng không thay đổi. Nguyên nhân là do nợ xấu chênh lệch không nhiều giữa hai cùng kỳ.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG 5.1. TỒN TẠI

Qua quá trình phân tích hoạt động tín dụng của Agribank Gò Quao, một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013, Agribank Gò Quao đang trong quá trình tăng trưởng tín dụng và chuyển dịch cơ cấu cho vay. Nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên, trong những năm qua, thương mại dịch vụ

đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. Nhìn chung, Agribank Gò Quao có tăng trưởng thu nhập hàng năm tăng; DSCV, DSTN đạt kết quả tốt. Dư nợ tín dụng hàng năm tăng mạnh. Đặc biệt là, công tác kiểm soát nợ xấu là rất tốt, giảm mạnh qua từng năm và chỉ ở mức rất nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn, tồn tại gây ảnh hưởng tới hoạt động Agribank Gò Quao.

5.1.1 Công tác huy động vốn

Huyện Gò Quao là huyện vùng sâu vùng xa, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên thặng dư nền kinh tế thấp. Vì vậy, nhu cầu gửi tiền tại Agribank Gò Quao còn ít.

Các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng vốn huy động như chịu áp lực cạnh tranh của PGD Ngân hàng TMCP Kiên Long, lãi suất biến động làm xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư như vàng, tín dụng đen, buôn bán,…

Đội ngũ nhân viên kém năng động, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng và thiếu các phương thức Marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.

5.1.2 Công tác cho vay

Sáu tháng đầu năm 2013, tăng trưởng cho vay nông-lâm-ngư nghiệp giảm mạnh chỉ có 7,5% do nhiều người dân rút hồ sơ rồi vay ở PGD Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Đầu năm 2013, không có doanh nghiệp nào đến vay vốn tại Agribank Gò Quao, trong khi tăng trưởng cho vay đối tượng này đang tăng trưởng rất tốt trong những năm qua. Agribank Gò Quao chưa tìm hiểu được nguyên nhân tại sao.

Năm 2012, DSCV để xây dựng và phát triển công nghiệp giảm mạnh, giảm 1.100 triệu đồng, tốc độ giảm là 29%. Nguyên nhân do ảnh hưởng của lạm phát cao, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư trung và dài hạn.

Cho vay ở xã Vĩnh Tuy còn ít, dư nợ xã này thấp nhất so với các xã khác do xã Vĩnh Tuy cách xa trung tâm huyện và giao thông chưa thuận tiện.

5.1.3 Công tác thu nợ

T6/2013, Agribank Gò Quao chỉ thu được 201.227 triệu đồng trong tổng số 220.992 triệu đồng dư nợ ngắn hạn ở năm 2012. Điều đó làm nợ quá hạn tăng cao. Thu nợ công nghiệp-xây dựng cũng giảm nhẹ.

Đầu năm 2013, thu nợ các món vay tiêu dùng giảm mạnh tới 6.830 triệu đồng do tình hình kinh tế năm 2011 khó khăn, dư nợ tăng chậm.

Hiệu quả thu nợ nông nghiệp chỉ ở mức 0,76 lần, thấp hơn thu nợ dịch vụ, trong khi cơ cấu ngành này đóng vai trò chính trong kinh tế trên địa bàn.

Giai đoạn 2010-2012, hiệu quả thu nợ nông-lâm ngư nghiệp thấp hơn dịch vụ là do tăng trưởng cho vay nhóm này rất cao. Đầu năm 2013, tăng trưởng cho vay nông-lâm ngư-nghiệp giảm mạnh trong khi tăng trưởng cho vay dịch vụ lại tăng đáng kể, lâu dài sẽ gây mất ổn định kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Về huy động vốn

Duy trì mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các nhân đang gửi tiền tại chi nhánh để tạo sự tín nhiệm, tiếp tục gửi tiền. Đề ra những biện pháp ưu đãi cụ thể để giữ chân những khách hàng đang có và thu hút khách hàng như: có các mức hoa hồng cho những khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên và những khoản tiền gửi lâu dài, trực tiếp tặng quà tại nhà cho khách hàng vào dịp cuối năm hoặc lễ lớn.

Nhân viên tín dụng giám sát địa bàn nào thì phải có nghĩa vụ tuyên truyền, tiềm kiếm khách hàng; cung cấp cho khách hàng tiềm năng biết những loại hình gửi tiền và ưu đãi của ngân hàng. Nhân viên tín dụng nào tìm kiếm đủ vốn huy động được giao trong tháng sẽ được 20/100 điểm chỉ tiêu.

Mở rộng cung cấp dịch vụ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ ATM để huy động lượng tiền gửi thanh toán. Khuyến khích người dân đóng lãi qua tài khoản thẻ ATM, tạo thói quen cất trữ tiền qua tài khoản ngân hàng của khách hàng. Nhân viên nào đạt chỉ tiêu mở thẻ ATM và dịch vụ SMS Banking được 10/100 điểm chỉ tiêu.

5.2.2 Về công tác cho vay

Tập trung và chủ động cho vay sáu tháng đầu năm cho các hồ sơ vay vốn sản xuất của người dân. Công tác xét duyệt hồ sơ và thẩm định, ra quyết định cho vay phải nhanh và chính xác để đảm bảo giải ngân vốn kịp thời cho sản xuất mùa vụ của người dân.

Làm việc với cơ quan chính quyền Thị trấn Gò Quao và những địa bàn có các doanh nghiệp hoạt động, trực tiếp khảo sát những doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp để tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao không tiếp tục vay vốn tại Agribank Gò Quao. Nếu là do đối thủ cạnh tranh thì cần có những biện pháp lôi kéo khách hàng như chủ động tìm kiếm khách hàng, cho vay ưu đãi những doanh nghiệp uy tín tốt,…

Kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn để lên kế hoạch, khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng nông thôn mới, đặc biệt là đầu tư xây dựng thêm một số xã nông thôn mới theo kế hoạch vào năm 2015.

Nhân viên tín dụng tăng cường thời gian giám sát địa bàn, hiểu rõ năng lực và thiện chí của khách hàng. Thẩm định kỹ các khoản vay ngắn hạn. Đặc biệt tập trung cho vay xã Vĩnh Tuy, hỗ trợ thêm phí đi lại cho nhân viên tín dụng phụ trách xã Vĩnh Tuy để nhân viên tích cực xuống địa bàn và tiếp cận với các hộ có nhu cầu vay vốn.

5.4. Về công tác thu nợ

Cán bộ tín dụng xuống địa bàn các xã tập trung đôn đốc thu hồi 19.765 triệu đồng nợ quá hạn ngắn hạn, lập danh sách dư nợ sắp đến hạn và cập nhật liên tục và gửi giấy báo hoặc điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp khách hàngđể nhắc nhở khi khoản nợ sắp đến hạn ( khoảng 10 ngày trước hạn). Đặc biệt là tập trung thu nợ ở các địa bàn có nợ xấu cao như Thị trấn Gò Quao, xã Định hòa và xã Vĩnh Tuy.

Thu nợ các món vay tiêu dùng giảm là do năm 2011, DSCV giảm. Sáu tháng cuối năm, Agribank Gò Quao phải tập trung thu nợ những món vay đến hạn còn lại từ năm 2011 để tăng trưởng thu nợ tăng trở lại, hiệu quả thu nợ cao.

Đưa ra kế hoạch tăng trưởng cho vay sáu tháng cuối năm 2013 nhằm cân đối lại tăng trưởng cho vay nông-lâm-ngư nghiệp, giúp hiệu quả thu nợ tăng theo hướng tăng cả DSCV và DSTN.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Chi nhánh Agribank Gò Quao là ngân hàng đã đi vào hoạt động lâu đời, là nơi cung vốn chính cho nền kinh tế huyện Gò Quao. Ở đây, ngân hàng hoạt động phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ gia đình, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Chính vì thế, mục tiêu chính của ngân hàng không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải kết hợp với chính quyền địa phương, cho vay giúp người dân sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Phần phân tích hoạt động tín dụng dựa trên số liệu thực tế của Agribank Gò Quao trong thời gian ba năm gần nhất đã cho thấy được chất lượng tín dụng và xu hướng phát triển của ngân hàng. Ngân hàng làm rất tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng, nợ xấu qua các năm đều rất thấp và giảm dần. Trong khi đó DSCV và dư nợ tín dụng không ngừng tăng mạnh. Hiệu quả kinh tế thể hiện rõ qua tăng trưởng tín dụng rất mạnh của hai nhóm ngành dịch vụ và cho

vay phục vụ đời sống. Kinh tế vùng phát triển mạnh là điều kiện tiên quyết để Agribank Gò Quao hoạt động hiệu quả trong thời gian tới. Vẫn còn đó một số khó khăn nhất định mà Agribank Gò Quao đang gặp phải. Hiệu quả thu nợ nông-lâm-ngư nghiệp, nhóm ngành chính của kinh tế vùng, còn hạn chế. Đó là khó khăn mà không mỗi ngân hàng có thể khắc phục được, vì thu nợ còn phụ thuộc và năng lực trả nợ của người dân. Trong khi đó, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn chưa chủ động được đầu ra, người dân sản xuất năm nào cũng bị ép giá.

Như vậy, để hoạt động tín dụng phát triển vững mạnh, chi nhánh Agribank Gò Quao còn phải năng động và chuyển mình nhiều hơn. Các giải pháp của chính ngân hàng thực hiện là chưa đủ. Lãnh đạo Agribank Gò Quao cần liên kết chặt chẽ với UBND hyện Gò Quao, cơ quan các cấp để giúp đỡ người dân sản xuất hiệu quả, ổn định chất lượng và giá cả nông sản.

Trên cơ sở đó, sau đây là một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương và Agribank tỉnh Kiên Giang.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với chi nhánh Agribank tỉnh Kiên Giang

Cung cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tránh tình trạng nghẽn mạnh trong quá trình hoàn tất hồ sơ tín dụng cho vay, đảm bảo tốc độ giải quyết hồ sơ cho vay nhanh chóng cho bà con trong mùa vụ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)