Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 54)

Dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế bao gồm nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và ngành khác. Nhìn chung tăng trưởng dư nợ các ngành đều tăng qua các năm, thể hiện tăng trưởng quy mô tín dụng một cách toàn diện trên địa bàn.

Bảng 4.20: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế, 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Nông-lâm-ngư nghiệp 104.717 156.338 218.835 51.621 49,3 62.497 40,0 Công nghiệp-xây dựng 2.052 3.349 3.038 1.297 63,2 (311) (9,3) Dịch vụ 41.323 43.032 46.256 1.709 4,1 3.224 7,5 Ngành khác 20.324 21.205 25.495 881 4,3 4.290 20,2 Tổng dư nợ 168.416 223.924 293.624 55.508 33,0 69.700 31,1

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

4.4.3.1. Dư nợ nông-lâm-ngư nghiệp

DSCV hàng năm nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng mạnh qua từng năm, chính vì thế dư nợ cũng tăng theo. Trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ nông-lâm-ngư nghiệp tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình khoảng 44,6%/năm. Trong đó năm 2012, giá trị tăng trưởng nhiều, tăng 62.497 triệu đồng. Do năm 2012, DSCV trên địa bàn tăng cao vượt qua DSTN. Trong năm này, người dân cần nhiều chi phí cho nông nghiệp như mua phân bón, thuốc trừ sâu, và nhiều vật tư nông nghiệp. Mặt khác lãi suất hạ thấp, nhiều người dân quyết định đồng loạt vay vốn thuê máy cuốc, máy xới để cải tạo lại đất trồng. Trong những năm qua, người dân chuyển đổi giống vật nuôi cây trồng, như sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu, xây chuồng nuôi heo để nuôi heo, áp dụng mô hình vườn ao chuồng (VAC), tận dụng diện tích nuôi tôm, cá trên ruộng lúa, kết hợp nuôi tôm và cấy lúa bệ trên diện tích đất trồng khóm. Bảng 4.21: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế sáu tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu T6/2012 T6/2013 T6/2013-T6/2012 Số tiền % Nông-lâm-ngư nghiệp 192.841 243.070 50.229 26,0 Công nghiệp-xây dựng 3.409 3.788 379 11,1 Dịch vụ 50.032 61.036 11.004 22,0 Ngành khác 12.871 33.172 20.301 157,7 Tổng dư nợ 259.153 341.066 81.913 31,6

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, T6/2012-T6/2013

4.4.3.2. Dư nợ công nghiệp-xây dựng

Trong giai đoạn 2010-2012, ngành công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, dư nợ tăng giảm theo từng năm. Năm 2011, dư nợ tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng đạt 63,2%. Trong năm này, Agribank Gò Quao phối hợp cùng UBND huyện Gò Quao ưu tiên xét cho vay nhiều nông hộ canh tác lúa để xây dựng bờ bao vượt lũ, giúp chống ngập và thoát nước trong mùa mưa, cung cấp nước tưới trong mùa khô. Năm 2012, dư nợ tăng trưởng chậm lại, vì người dân đã hoàn thiện hệ thống tưới tiêu. Những khoản vay khác chủ yếu là xây dựng nhà cửa và cơ sở kinh doanh.

4.4.3.3. Dư nợ dịch vụ

Trong những năm qua ngành dịch vụ phát triển mạnh. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng chỉ là 4,1%, rồi tăng gần gấp đôi trong năm 2012. Đến sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng rất cao với 11.004 triệu đồng, tương ứng gần 22%. Kinh tế càng phát triển, đời sống người dân ngày càng sung túc. Vì vậy, nhu cầu mua sắm, giải trí cũng rất cao. Để dịch vụ phát triển nhanh chóng, đó là do chính quyền các cấp chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các tuyến đường liên xã, liên huyện và các khu chợ tập trung, trung tâm thương mại, giúp cho người dân mua sắm dễ dàng. Các khu chợ đã có ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Quao, giúp người dân có thể đầu tư vốn để mua bán.

4.4.3.4. Dư nợ ngành khác

Dư nợ ngành khác phát triển cùng với ngành dịch vụ, hai ngành này phát triển song song với nhau. Người dân thường vay đề phục vụ nhu cầu đời sống và tiêu dùng. Năm 2011, dư nợ tăng 881 triệu đồng so với năm trước đó. Mức tăng này khá khiêm tốn vì người dân sản xuất còn khó khăn, thặng dư sản xuất nông nghiệp chỉ đủ để ăn uống và mua yếu phẩm. Họ chỉ vay vốn để tu sửa nhà cửa, mua một số vật dụng cần thiết như tivi, quạt điện, nồi cơm điện,…Năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng mạnh với mức

4.290 triệu đồng và 20.301 triệu đồng. Đó là do kinh tế phát triển, người dân được chính quyền quan tâm, đầu tư và trang bị kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Kinh tế hộ gia đình kết hợp trồng trọt với chăn nuôi phát triển ở hầu hết các gia đình. Sản xuất thuận lợi, nên người dân mạnh dạn vay vốn để phục vụ đời sống, nâng cao giá trị cuộc sống.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 T ri ệu đ n g Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Ngành khác

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

Hình 4.6: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế, 2010-2012

4.4.3.5. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế

Xét đến cơ cấu dư nợ, nông-lâm-ngư nghiệp là nhóm ngành có cơ cấu cao nhất và có mức cơ cấu tăng đều trong giai đoạn 2010-2102. Điều đó cho thấy rằng quy mô sản xuất nông nghiệp huyện Gò Quao là rất cao, tăng từ 62% lên đến 74%. Cơ cấu dư nợ nông-lâm-ngư nghiệp tăng thể hiện thế mạnh kinh tế vùng, trong đó chủ yếu là nông nghiệp, người dân mở rộng sản xuất như tăng diện tích đất canh tác; mô hình xen canh, đa canh; chuyển đổi giống vật nuôi,…Về cơ cấu dịch vụ, mặc dù doanh số cho vay dịch vụ có tốc độ tăng trưởng liên tục tăng trong những năm qua nhưng nếu so với tốc độ tăng trưởng của nông-lâm-ngư nghiệp thì còn rất hạn chế. Chính vì thế cơ cấu dịch vụ không những tăng mà giảm đều từ 25% xuống còn 16% trong giai đoạn 2010- 2012. Nhóm ngành khác bao gồm dư nợ cho vay phục vụ đời sống và cho vay theo bảng lương, công nghiệp-xây dựng có cơ cấu nhỏ trong tổng dư nợ và tăng không nhiều nên cơ cấu giảm. Đặc biệt công nghiệp-xây dựng chỉ chiếm khoảng 1-2% tổng cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế. Điều đó cho thấy quy mô xây dựng cơ sở hạ tầng ở huyện Gò Quao còn hạn chế, cơ sở hạ tầng lạc hậu.

Nông- lâm-ngư nghiệp 62% Công nghiệp- xây dựng 1% Dịch vụ 25% Ngành khác 12% Nông- lâm-ngư nghiệp 70% Công nghiệp- xây dựng 2% Dịch vụ 19% Ngành khác 9% Nông- lâm-ngư nghiệp 74% Công nghiệp- xây dựng 1% Dịch vụ 16% Ngành khác 9% Hình

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

Hình 4.7: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế, 2010-2012 Sang sáu tháng đầu năm 2013, cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo xu hướng giảm cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp, tăng trưởng dịch vụ và cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng và bảng lương. Cụ thể là cơ cấu nông-lâm ngư nghiệp giảm từ 75% xuống còng 71% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cơ cấu ngành khác tăng mạnh tư 5% lên 10%. Tăng trưởng dịch vụ cao, vì cuối năm 2012 nó chỉ chiếm 16% tổng dư nợ thì sáu tháng đầu năm 2013 đã lên đến 18%. Như vậy cơ cấu dư nợ dịch chuyển heo hướng tích cực vì dịch vụ và ngành khác là hai nhóm ngành thể hiện phát triển kinh tế trên địa bàn. Cơ cấu hai nhóm ngành này tăng chứng tỏ mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển mạnh, người dân có nhu cầu tiêu dùng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nông-lâm- ngư nghiệp 75% Công nghiệp- xây dựng 1% Dịch vụ 19% Ngành khác 5% Nông-lâm- ngư nghiệp 71% Công nghiệp- xây dựng 1% Dịch vụ 18% Ngành khác 10%

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

Hình 4.8: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế sáu tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 54)