Dư nợ phân theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 57)

Dư nợ phân theo nhóm nợ dựa trên số ngày quá hạn trả nợ của món vay và một số trường hợp theo khung lý thuyết. Trong đó các khoản nợ nhóm 3 đến nhóm 5 được đưa vào nhóm nợ xấu. Nhiệm vụ của tín dụng ngân hàng là

2010 2011 2012

kiểm soát các khoản nợ xấu này ở một tỷ lệ nhỏ nhất cho phép. Nợ xấu nhiều trên thực tế tác động rất nhiều đến hoạt động của ngân hàng, thậm chí làm nhiều ngân hàng phá sản nếu không nhờ đến bên thứ hai. Các khoản vay lớn luôn tồn tại rủi ro tín dụng. Vì thế, hoạt động thẩm định và ra quyết định cho vay rất quan trọng, thể hiện bản lĩnh của nhân viên tín dụng. Chi nhánh Agribank Gò Quao nhìn chung kiểm soát khá tốt các khoản nợ xấu với tỷ lệ chưa đến 1%.

Bảng 4.22: Dư nợ theo nhóm nợ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Nhóm 1 154.733 220.007 289.573 65.274 42,2 69.566 31,6 Nhóm 2 12.705 3.238 3.788 (9.467) (74,5) 550 17,0 Nhóm 3 743 319 27 (424) (57,1) (292) (91,5) Nhóm 4 173 190 109 17 9,8 (81) (42,6) Nhóm 5 62 170 127 108 174,2 (43) (25,3)

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

Dư nợ nhóm 1:

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, dư nợ nhóm 1 có tỷ trọng rất cao trong cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ. Đây là các món nợ chưa đến hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày. Dư nợ nhóm 1 cao thể hiện chất lượng dư nợ của ngân hàng. Hầu hết là các khoản nợ trong hạn. Các khoản nợ quá hạn đa số là do khách hàng quên hoàn trả gốc và lãi đúng ngày như trong hợp đồng tín dụng. Để khắc phục tình trạng trên, Agribank Gò Quao đã triển khai dịch vụ SMS Banking, gửi tin nhắn vào số điện thoại của khách hàng, nhắc nhở trả gốc và lãi đúng hạn.

Dư nợ nhóm 2:

Đây là các món nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày. Tuy không xếp vào nhóm nợ xấu nhưng nhân viên tín dụng luôn giám sát và đôn đốc để khách hàng hoàn trả nợ. Nhìn chung, trong suốt thời gian qua, dư nợ nhóm này có tăng trưởng ngày càng cao, năm 2010, tăng trưởng âm 74,5% lên đến 17% ở năm 2012 và 48,8% ở sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kì năm ngoái. Kết quả trên là đáng lo ngại, vì năm 2011, Agribank Gò Quao đang kiểm soát rất tốt dư nợ nhóm này, rất ít nợ để quá hạn nhưng từ năm 2012, tỷ lệ nợ nhóm này tăng mạnh cho thấy nguy cơ tăng nợ xấu của Agribank Gò Quao. Nguyên nhân tăng là do người dân khi đi vay không xác định cụ thể thời hạn trả nợ. Họ chỉ ước tính tháng nào thu hoạch nông sản để tính thời hạn mà không lường trước được những biến động có thể sảy ra. Thực tế trong những năm qua, có nhiều đợt lúa gặt ra rồi nhưng không bán ngay được vì bị thương lái ép giá,

hay thủy sản đến đợt bán không có thương lái thu mua, gây chậm trễ. Mặc dù khi đi vay, nhân viên tín dụng có hướng dẫn cụ thể nhưng còn nhiều bà con chưa chủ động được thời gian cụ thể thu tiền nông sản. Một số khác trích một phần tiền bán nông sản để trả nợ bên ngoài, làm thâm hụt nguồn tiền trả cho ngân hàng.

Bảng 4.23: Dư nợ theo nhóm nợ sáu tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu T6/2012 T6/2013 T6/2013-T6/2012 Số tiền % Nhóm 1 254.004 333.842 79.838 31,4 Nhóm 2 4.063 6.044 1.981 48,8 Nhóm 3 390 724 334 85,6 Nhóm 4 625 442 (183) (29,3) Nhóm 5 71 14 (57) (80,3) Tổng dư nợ 259.153 341.066 81.913 31,6

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, T6/2012-T6/2013

Nợ xấu :

Nợ xấu bao gồm dư nợ nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5, là các món nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và một số trưởng hợp khác theo quy định. Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2012, nợ xấu của Agribank Gò Quao giảm nhiều. Năm 2011, nợ xấu giảm 299 triệu đồng chỉ còn 679 triệu đồng. Năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm còn 263 triệu đồng. Nguyên nhân do Agribank Gò Quao tập trung thu các khoản nợ tồn đọng đồng thời ra chính sách quản lí chặt chẽ tín dụng, đánh giá và chấm điểm khách hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Gò Quao rất thấp. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 0,58% thì năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 0,09%. Để làm được điều đó, quy trình tín dung của Agribank Gò Quao luôn được thực hiện đúng quy định. Người đi vay phải đề ra được kế hoạch sử dụng vốn vay và kế hoạch sản xuất sinh lời để thấy được khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng thăm dò thiện chí trả nợ, mục đính vay vốn của từng người dân, đôn đốc nhắc nhớ khi nợ sắp đáo hạn. So với cùng kỳ năm ngoái thì nợ xấu sáu tháng đầu năm 2013 cũng giảm và tỷ lệ chỉ còn 0,35%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tăng so với các năm trước do ảnh hưởng của kết quả thu nợ kém hiệu quả, những khoản nợ quá hạn được gia hạn lại chứ chưa thu hồi được vốn.

Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu tăng 94 triệu đồng trong đó nợ nhóm 3 tăng rất nhiều, tốc độ tăng lên đến 85,6%. Nguyên nhân do người dân vay vốn nhưng không chịu hoàn trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng do sử dụng vốn không hiệu quả. Để thấy rõ hơn tình hình nợ xấu sáu tháng đầu năm 2013 người viết đề tài phân tích nợ xấu theo địa bàn.

Bảng 4.24: Nợ xấu phân theo địa bàn sáu tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu (Triệu đồng) Số tiền Tỷ lệ nợ xấu (%)

TT Gò Quao 255 0,33 Xã Định An 82 0,25 Xã Định Hòa 240 0,76 Xã Thới Quản 73 0,32 Xã Thủy Liễu 72 0,25 Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc 57 0,25

Xã Vĩnh Hòa Hưng Nam 77 0,34

Xã Vĩnh Phước A 76 0,28

Xã Vĩnh Phước B 82 0,31

Xã Vĩnh Thắng 64 0,24

Xã Vĩnh Tuy 92 0,42

Tổng 1180 0,35

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, T6/2012-T6/2013

Nhìn vào bảng 4.24, nợ xấu tập trung ở Thị trấn Gò Quao và xã Định Hòa với nợ xấu tương ứng 255 triệu đồng và 240 triệu đồng. Các xã còn lại có mức nợ xấu chưa đến 100 triệu đồng. Xét đến tỷ lệ nợ xấu, Thị trấn Gò Quao có tỷ lệ nợ xấu là 0,33% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung cả huyện vì dư nợ của nó cao với 78.117 triệu đồng, chiếm 22,9% tỷ lệ dư nợ toàn huyện. Xã Định Hòa và xã Vĩnh Tuy có tỷ lệ nợ xấu khá cao, đặc biệt là xã Định Hòa có tỷ lệ nợ xấu cao lên đến 0,76%.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 57)