Xác định hàm lượng phosphorus

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM (Trang 47)

III. NHẬN XÉT CHUNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẾN THỰC TẬP

3.2.10. Xác định hàm lượng phosphorus

Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu và thức

ăn chăn nuôi.

Nguyên lí của phương pháp:

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong thời gian dài, các hợp chất hữu cơ có trong mẫu sẽ bị đốt và phân hủy hoàn toàn chỉ còn lại các hợp chất vô cơ.

Khi cho hỗn hợp nước cường toan (HCl 1:3 và HNO3 đậm đặc), dưới tác dụng của nhiệt độ, nước cường toan sẽ hòa tan lượng tro trong cốc.

Dung dịch molypdovannadate sẽ phản ứng tạo màu với phosphorus có trong mẫu, màu càng đậm thì lượng phosphorus càng nhiều. Tiến hành đo độ hấp thu màu. Dụng cụ - thiết bị: − Cốc sứ − Bóp cao su − Bình định mức 50ml − Bình tia − Ống nhỏ giọt

− Bình định mức 100ml − Pipet

− Becher 100ml

− Cân phân tích (có độ chính xác đến 0,1 mg) − Lò nung

− Máy đo quang phổ − Bình hút ẩm

− Bếp hồng ngoại

Hóa chất:

− Dung dịch HCl (1+3): Lấy 200ml dung dịch HCl đậm đặc pha trong 400ml nước cất.

− Dung dịch HNO3 đậm đặc.

− Dung dịch làm việc phosphorus (50mg/l): Hút 5ml dung dịch chuẩn phosphorus (1000mg/l) pha trong 95ml nước cất ta thu được 100ml dung dịch làm việc phosphorus.

− Dung dịch molypdovannadate: gồm dung dịch 1 (cân 20g ammonium molypolate pha trong 200ml nước cất nóng) và dung dịch 2 (cân 1g aminiu metavannadate pha trong 125ml nước cất nóng, để nguội sau đó thêm 125ml H2PO4). Cuối cùng cho từ từ dung dịch 1 vào dung dịch 2 vừa cho vừa khuấy ta thu được dung dịch molypdovannadate.

Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu. Các bước thực hiện như sau:

3.2.10.1. Chuẩn bị

Nung cốc sứ trong lò nung ở 6000C trong 2 giờ để đạt đến khối lượng không đổi. Lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó đem cân và ghi lại khối lương (G1).

3.2.10.2. Mẫu kiểm chứng

Mẫu Reference: Là mẫu đã biết trước hàm lượng phosphorus có trong đó. Dung dịch molypdovannadate: Là dung dịch đã được xác định trước hàm lương phosphorus có trong đó. Ta chuẩn bị 3 binh định mức 50ml đựng mẫu như sau:

− Bình 1: 10ml dung dịch molypdovannadate.

− Bình 2: 10ml dung dịch molypdovannadate và 2,5ml dd làm việc phosphorus.

− Bình 3: 10ml dung dịch molypdovannadate và 4,5ml dd làm việc phosphorus.

Tiến hành song song mẫu kiểm chứng với mẫu phân tích để kiểm soát quá trình phân tích.

3.2.10.3. Tiến hành phân tích

Cân 2g (đối với những mẫu có hàm lượng cao) hoặc 4g (đối với những mẫu có hàm lượng thấp) mẫu cho vào cốc sứ.

Tiếp tục tiến hành đốt mẫu trong lò nung ở 6000C trong 4 giờ, gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2000C trong 1 giờ. + Giai đoạn 2: 3000C trong 1 giờ. + Giai đoạn 3: 6000C trong 2 giờ.

Quá trình nung kết thúc, lấy cốc ra để nguội ở nhệt độ phòng trong bình hút ẩm. Sau đó cho từ từ 20ml dung dịch HCl 1:3 vào và thêm vài giọt HNO3 đậm đặc, Đun nóng đến khi dung dịch trong cốc trong lại, để nguội ở nhiệt độ phòng và chuyển vào bình định mức 100ml. Cho thêm nước cất vào cho đến vạch định mức rồi lắc đều, để lắng ít nhất trong 2 giờ hoặc lọc để lấy dịch.

Hút 5ml (đối với những mẫu có hàm lượng cao) hoặc 10ml (đối với những mẫu có hàm lượng thấp) dung dịch sau khi lắng cho vào bình định mức 50ml.

Thêm vào bình 10ml dung dịch molypdovannadate. Tùy vào hàm lượng phosphorus có trong mẫu phân tích mà ta thêm 0,2ml hoặc 0,6ml dung dịch làm việc phosphorus (50mg/l).

Để từ 10 tới 15 phút cho phosphorus trong các bình phản ứng hết. Sau đó đo trên máy đo quang phổ ở bước sóng 400nm, đo mẫu trắng trước rồi đo lần lượt từng mẫu. Ghi nhận lại kết quả.

Tính toán – báo cáo kết quả:

X = N.V2.V1/(10000.V2.m) Trong đó:

− X%: Hàm lượng phosphorus, %.

− V1: Thể tích bình định mức ban đầu, ml.

− V2: Thể tích bình định mức đo phosphorus, ml. − V3:Thể tích hút mẫu kiểm tra phosphorus, ml.

− N: Nồng độ phosphorus trong mẫu xác định từ phương trình chuẩn. − m: Khối lượng mẫu, g.

3.2.11. Xác định hàm lượng calcium

Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu và thức

ăn chăn nuôi.

Nguyên lí của phương pháp:

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong thời gian dài, các hợp chất hữu cơ có trong mẫu sẽ bị đốt và phân hủy hoàn toàn chỉ còn lại các hợp chất vô cơ.

Khi cho hỗn hợp nước cường toan (HCl 1:3 và HNO3 đậm đặc), dưới tác dụng của nhiệt độ ngay lập tức nước cường toan sẽ hòa tan lượng tro trong cốc.

Dung dịch oxalate bão hòa sẽ tạo tủa với ion Ca2+ theo phương trình sau: (NH4)2C2O4 + Ca2+ → CaC2O4↓ + 2 NH4+

Khi cho dung dịch acid H2SO4 vào thi lượng acid sẽ giũ lại ion C2O4- theo phương trình phản ứng:

C2O4-+ 2 H+ → H2C2O4

Khi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4, ion C2O4- sẽ phản ứng với KMnO4 theo phương trình sau:

H2C2O4 + MnO4 → K2C2O4

Dụng cụ - thiết bị: − Cốc sứ − Erlen 250ml − Phễu lọc − Bình tia − Ống nhỏ giọt − Becher 250ml − Bình định mức 100ml − Pipet − Giấy lọc − Bóp cao su − Ống đong 250ml − Nắp sứ − Cân phân tích (có độ chính xác đến 0,1 mg) − Lò nung − Bình hút ẩm − Bếp hồng ngoại Hóa chất:

− Dung dịch HCl (1+3): Lấy 200ml dung dịch HCl đậm đặc pha trong

600ml nước cất.

- Dung dịch chỉ thị Methyl Red 1%: Cân 1g methyl red cho vào bình định mức 100ml, dùng ethanol 960 định mức tới vạch, lắc đều cho tan hoàn toàn.

− Dung dịch NH4(OH).

− Dung dịch oxalate bão hòa: Cho lượng dư muối khan oxalate cho vào

100ml nước cất, dùng đũa khuấy đến khi lượng muối không tan được nữa.

− Dung dịch H2SO4 1:25: Hút 10ml dung dịch H2SO4 đậm đặc pha trong

250ml nước cất ta được dung dịch H2SO4 1:25.

− Dung dịch KMnO4 0,1N

Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu thử. Các bước thực hiện như sau:

− Nung cốc sứ trong lò nung ở 6000C trong 2 giờ để đạt đến khối lượng không đổi. Lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó đem cân và ghi lại khối lượng (G1).

− Mẫu phân tích được nghiền nhỏ đến kích cỡ phù hợp.

− Cân 2g (đối với những mẫu có hàm lượng cao) hoặc 4g (đối với những

mẫu có hàm lượng thấp) mẫu cho vào cốc sứ.

− Tiếp tục tiến hành đốt mẫu trong lò nung ở 6000C trong 4 giờ, gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2000C trong 1 giờ. + Giai đoạn 2: 3000C trong 1 giờ. + Giai đoạn 3: 6000C trong 2 giờ.

− Quá trình nung kết thúc, lấy cốc ra để nguội ở nhệt độ phòng trong bình

hút ẩm.

− Sau đó cho từ từ 20ml dung dịch HCl 1:3 vào và thêm vài giọt HNO3 đậm

đặc. Đun nóng đến khi dung dịch trong cốc trong lại, để nguội ở nhiệt độ phòng và định mức đến 100ml.

− Hút 5ml (đối với những mẫu có hàm lương cao) hoặc 10ml (đối với

những mẫu có hàm lượng thấp) dung dịch sau khi lắng cho vào bình định mức 50ml.

− Cho 2 giọt Methyl red 1%. Tiếp theo cho NH4(OH) chỉnh dung dịch về

màu cam, nếu dung dịch chuyển qua màu hồng thì cho HCl 1:3 chỉnh về lại màu cam.

− Khi dung dịch có màu cam, ta cho dư 2 giọt HCl 1:3.

− Dùng nước cất tráng thành bình để đảm bảo không còn sót mẫu lại.

− Đun sôi dung dịch mẫu trên bếp rồi cho 10ml dung dịch oxalate bão hòa.

Để tủa qua đêm để đảm bảo lượng calcium trong mẫu tủa hoàn toàn.

− Lọc tủa bằng nước cất nóng, thử lại bằng AgNO3.

− Cho toàn bộ tủa và giấy lọc vào lại erlen, thêm 130ml H2SO4 1:25 đun tới

nhiệt độ 700C.

− Cuối cùng đem chuẩn bằng KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng

nhạt bền trong 30 giây. Ghi nhận lại kết quả.

− Ghi chú: Để kiểm soát quá trình thử nghiệm, ta tiến hành phân tích kèm

theo một mẫu đã biết trước hàm lượng calcium (tiến hành giống như mẫu phân tích).

Tính toán – báo cáo kết quả:

X = (V – V0).N.V1.40/(V2.m.1000.2).100 Suy ra:

X = (V – V0).N.V1.2/(V2.m) Trong đó:

− V: Thể tích KMnO4 dùng để chuẩn mẫu, ml.

− V0: Thể tích KMnO4 dùng để chuẩn mẫu trắng, ml. − V1: Thể tích định mức ban đầu, ml.

− m: Khối lượng mẫu, g. − X: Hàm lượng calcium, %. 3.2.12. Xác định hàm lượng ẩm

Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu và thức

ăn chăn nuôi.

Nguyên lí của phương pháp: Sử dụng nhiệt làm bay hơi nước có trong mẫu

phân tích. Dụng cụ - thiết bị: − Đĩa ẩm − Cân phân tích (có độ chính xác đến 0,1 mg) − Tủ sấy − Bình hút ẩm

Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu thử. Các bước theo các bước sau:

− Sấy đĩa ẩm trong tủ sấy ở 1030C trong 1 giờ để đạt đến khối lượng không đổi. Lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó đem cân và ghi lại khối lương (G1).

− Mẫu phân tích được giã nhỏ đến kích cỡ phù hợp.

− Cân m (g) mẫu cho vào đĩa ẩm. Khối lượng mẫu cân theo bảng sau:

Bảng 3.5. Khối lượng cân theo từng loại mẫu

Mẫu Khối lượng cân (g)

Thức ăn gia súc, ngũ cốc, bắp và các sản phẩm từ bắp 5 Các sản phẩm của quá trình lên men 2

− Tiếp tục tiến hành sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ và thời gian tùy thuộc

vào loại mẫu khác nhau, theo bảng sau:

Bảng 3.6. Thời gian và nhiệt độ sấy mẫu

STT Loại mẫu Thời gian Nhiệt độ

1 Thức ăn gia xúc, ngũ cốc và các sản phẩm

ngũ cốc (trừ bắp và các sản phẩm của bắp) 3 giờ 103 0C

2 Bắp và các sản phẩm của bắp 3 giờ 1330C 3 Sản phẩm phụ phẩm của quá trình lên men 2 giờ 1050C

− Quá trình sấy kết thúc, lấy mẫu ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong bình

hút ẩm. Cân cốc và ghi lại khối lượng (G2).

− Ghi chú: Để kiểm soát quá trình thử nghiệm, ta tiến hành phân tích kèm

theo một mẫu đã biết trước hàm lượng ẩm (tiến hành giống như mẫu phân tích).

Tính toán – báo cáo kết quả:

Hàm lượng ẩm trong mẫu phân tích được tính theo công thức: X = (G2 – G1)/G.100

Trong đó:

− X: Hàm lượng ẩm có trong mẫu phân tích (%). − G1: Khối lượng đĩa petri (g).

− G2: Khối lượng đĩa và mẫu sau khi sấy (g). − G: Khối lượng mẫu phân tích (g).

− Kết quả cuối cùng là kết quả trung bình của 2 lần lập lại. 3.3. Thiết bị chính sử dụng trong phân tích

3.3.1. Máy trích béo Soxtec™ 2055

Thông số kỹ thuật:

− Hệ thống bao gồm: Bộ phận ly trích, bộ phận điều khiển. − Thể tích thimble tối đa: 65ml (33x80mm).

− Thể tích dung môi: 70 – 90ml.

− Số lượng mẫu: 6 samples/lần hoặc 36 mẫu/ngày. − Tốc độ trích: Từ 40 đến 60 phút tùy loại áp dụng. − Khoảng đo: Từ 0,1 đến 100% béo.

Hình 3.4. Máy trích béo Soxtec™ 2055

3.3.1. Thiết bị phân tích đạm Kjeltec™ 8400

Ưu điểm của thiết bị:

− Hệ chưng cấp hoàn toàn tự động bao gồm các khâu pha loãng, thao tác

với thuốc thử, chưng cất, chuẩn độ, tính toán và báo cáo.

− Bộ chuyển đổi để sử dụng cho hai loại autosampler 20 hoặc 60 vị trí mẫu. − Hệ thống chuẩn độ so màu được công nhận chính thức (ISO, AOAC,

EPA, DIN, v.v…) nên đơn giản hóa trình tự phê duyệt.

− Thiết kế sẵn hệ thống an tòan nhằm bảo vệ người sử dụng. − Kiểm soát nhiệt độ chưng cất nhằm đảm bảo kết quả chính xác. − Tự động điều chỉnh nước làm mát, tiết kiệm nước và giảm chi phí.

− Đầu phun tia (splash head)/bể trút sạch ống bằng nhựa chống kiềm giúp

kéo dài tuổi thọ.

− Burette có thể hoán đổi dễ dàng để trao đổi dung dịch chuẩn.

− Hệ thống kết nối Ethernet giúp lọai trừ các sự cố liên quan đến máy in và

cân.

− Tất cả các trình đăng ký và làm báo cáo đều được điều khiển bằng PC qua

Hình 3.5. Thiết bị phân tích đạm Kjeltec™ 8400

3.2.2. Bộ vô cơ hóa mẫu

Khả năng vô cơ hóa mẫu:

− Bộ phá mẫu dùng cho ống phá mẫu 250ml hoặc 100ml. − Khối lượng mẫu rắn: 5g.

− Thể tích mẫu lỏng: 15ml.

Hệ thống gia nhiệt:

− Thiết kế bệ gia nhiệt theo từng lổ phù hợp cho ống 100ml và 250ml, giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa ống mẫu và bệ truyền nhiệt hạn chế mất nhiệt và giảm thời gian gia nhiệt. Giảm tiêu hao điện và nhiệt tỏa ra môi trường.

− Block gia nhiệt chế tạo từ hợp kim nhôm đặt biệt kéo dài tuổi thọ thiết bị. − Giá mang ống phá mẫu thiết kế với độ cao phù hợp, ngăn cách hoàn toàn

với môi trường xung quanh, chống tỏa nhiệt ra môi trường.

− Thang nhiệt độ: Từ môi trường đến 4400C.

− Điều chỉnh nhiệt độ theo bước nhảy: 10C

− Có chế độ bảo vệ quá nhiệt.

− Thời gian cài đặt mỗi bước: 1 – 1199 phút.

− Hiển thị nhiệt độ cài đặt bằng số trên màn hình LED.

− Lưu chương trình nếu có sự cố về điện hoặc sau khi ngừng sử dụng. − Nguồn điện: 200 – 240V, 50 – 60Hz.

− Có 20 vị trí.

Hình 3.6. Bộ vô cơ hóa mẫu

3.3.3. Thiết bị chiết xơ tự động Ankom2000

Hình 3.7. Thiết bị chiết xơ tự động Ankom2000

Mẫu sau khi được chuẩn bị vào trong túi lọc sẽ được đặt vào buồng thao tác. Người sử dụng chỉ cần chọn lựa loại phương pháp phân tích, hệ thống sẽ tự động thêm loại dung dịch, thực hiện việc rửa theo thời gian cài đặt sẵn. Khi quá

trình kết thúc người vận hành chỉ việc lấy túi ra đem làm khô trước khi đem cân để xác định hàm lượng chất xơ.

− Phân tích Crude Fiber, ADF và NDF. − Tự động thêm dung môi và nước rửa.

− Thực hiện đồng thời 24 mẫu/lần, ~100 mẫu/ngày. − Cho kết quả đúng và chính xác.

− Hệ kín không ảnh hưởng đến người vận hành.

− Kiểm soát chính xác nhiệt độ, hiển thị thời gian, áp suất quá trình chiết

mẫu.

− Phần mềm cài sẵn tự động thực hiện quá trình. 3.3.4. Máy ly tâmEBA 20 / EBA 20 S

Hình 3.8. Máy li tâm EBA 20/ EBA 20 S

Dung tích tối đa cho 1 vị trí roto: 8x15mL. Tốc độ li tâm lớn nhất (RPM): 8000 vòng/phút. Lực li tâm lớn nhất RCF: 6153.

Kích thước máy (HxWxD): 216x231x292mm. Cân nặng máy: 6 kg.

Khả năng đông lạnh: Làm mát. Rotor: Bao gồm roto góc 8 vị trí.

3.3.5. Máy chuẩn độ điện thế 848 Titrino Plus

Hình 3.9. Máy chuẩn độ điện thế 848 Titrino Plus

− Nguồn: 220 V/ 50 Hz − Công suất: 45 W

− Kích thước: WxDxH: 142x310x164mm − Khối lượng máy chính: 2950g

3.3.5. Máy quang phổ

Hình 3.10. Máy đo quang phổ UV – VIS UVD – 2960

Thông số kỹ thuật:

– Hệ thống quang học: hai chùm tia. – Khoảng bước sóng: 0 – 1100,0nm.

– Độ rộng khe cố định: 1nm ( 190 – 1100 nm). – Độ chính xác bước sóng:

+ ± 0,3nm (trên toàn thang đo).

+ ± 0,1nm (tại bước sóng 656,1 nm của đèn D2). – Độ lặp lại bước sóng: ±1nm.

– Bước sóng chuyển đổi có thể thiết lập một cách tự do trong khoảng: 295,0 ~ 364,0nm.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Sau khi kết thúc đợt thực tập tại Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam em đã thu nhận được nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc trong phòng thí nghiệm:

Biết được cách phân tích các chỉ tiêu như: xác định đạm, phốtpho, canxi, tro, xơ, ẩm độ, béo…

Các thao tác nhanh nhẹn, cẩn thận hơn trong khi làm việc.

Kĩ năng sử dụng các máy móc hiện đại được nâng cao, khả năng làm các thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu chuyên nghiệp và chính xác hơn.

Có trách nhiệm hơn với công việc được giao.

Có sự hòa hợp trong công việc với đồng nghiệp và cấp trên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w