Phương pháp xác định hàm lượng đạm tiêu hóa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM (Trang 36)

III. NHẬN XÉT CHUNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẾN THỰC TẬP

3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng đạm tiêu hóa

Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu có nguồn

gốc từ động vật.

Nguyên lí của phương pháp: Đạm trong mẫu nguyên liệu được thủy phân

nhờ enzyme pepsin ở điều kiện nhiệt độ, pH thích hợp, phần đạm bị thủy phân này chính là đạm tiêu hóa. Phần bã còn lại sau thủy phân được đem phá mẫu và chưng cất như xác định đạm thô. Dựa vào hàm lượng đạm thô đã biết trước sẽ xác định được hàm lượng đạm tiêu hóa.

Dụng cụ - thiết bị:

− Giấy lọc thủy tinh − Bình tam giác có nắp

− Máy lắc gắn trong bể điều nhiệt − Máy lọc chân không

− Các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.

− Petroleum ether.

− HCl 0,075M: Hòa tan 6,2ml HCl đậm đặc bằng nước cất trong bình định mức 1 lít, định mức đến vạch bằng nước cất, lắc đều.

− Dung dịch enzyme pepsin:

+ Nồng độ 0,0002% đối với các mẫu như bột cá, bột xương thịt, bột đầu cá: Hòa tan 0,002g enzyme pepsin bằng dung dịch HCl 0,75M trong bình định mức 1 lít và định mức tới vạch, lắc đều.

+ Nồng độ 0,002% đối với mẫu bột lông vũ: Hòa tan 0,02g enzyme pepsin bằng dung dịch HCl 0,75M trong bình định mức 1 lít và định mức tới vạch, lắc đều.

− Các hóa chất sử dụng trong phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.

Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu

thử. Các bước thực hiện như sau:

− Cân 1g mẫu cho vào giấy lọc.

− Ngâm chiết béo mẫu bằng Petroleum Ether trong 1 ngày.

− Chuyển mẫu vào bình tam giác có nắp với 150ml dung dịch enzyme pepsin.

− Sau đó lắc trong 16 giờ ± 5 phút, ở 450C. − Lấy ra ngâm erlen vào trong nước lạnh. − Lọc chân không mẫu qua giấy lọc thủy tinh. − Rửa phần bã bằng aceton và giữ lại.

− Cho bã đã lọc vào ống phá mẫu và tiến hành phá mẫu, chưng cất, xác định hàm lượng đạm như phương pháp xác định đạm thô.

Tính toán – báo cáo kết quả:

X = (X1 – X2).100/X1 Trong đó:

− X: Khả năng bị phân hủy của đạm bởi enzyme pepsin, %. − X1: Hàm lượng đạm thô của mẫu, %.

− X2: Hàm lượng đạm không bị phân hủy bởi pepsin, %. X2 = (V – V0).N.1,401.k/m Trong đó: − V: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu thật, ml. − V0: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. − N: Nồng độ HCl dùng trong chuẩn độ, N.

− 1,401: Hệ số chuyển đổi nito.

− k: Hệ số chuyển đổi nito sang đạm (k = 6,25, riêng mẫu lúa mì k = 5,7).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w