III. NHẬN XÉT CHUNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẾN THỰC TẬP
3.2.2.2. Chưng cất
− Khởi động máy chưng cất đạm, chọn chương trình Cleaning để súc rửa máy 3 lần, mỗi lần 5 phút và sử dụng 150ml nước cất.
− Chạy mẫu thử: Chọn chương trình Crude Protein. Chương trình sẽ chạy trong thời gian 5 phút với 30ml acid boric 1%, 50ml nước cất và 60ml NaOH 40%.
− Tiến hành thử nghiệm mẫu trắng: Cân như 0,67g sucrose cho vào ống phá mẫu và tiến hành thử nghiệm mẫu thật.
3.2.2.3. Mẫu kiểm soát
Mẫu tham khảo – Reference: Được phân tích 20 lần trước khi đưa vào sử dụng. Để kiểm tra toàn bộ quá trình thử nghiệm, mẫu tham khảo được tiến hành đồng thời với mẫu thật.
Mẫu thu hồi – Recovery:
− Mẫu (NH4)2SO4 kiểm tra hiệu suất máy chưng cất trước mỗi lần phân tích: Cân 0,12g (NH4)2SO4 đã chuẩn bị cho vào ống phá mẫu, chưng cất như mẫu thật.
− Mẫu (NH4)2SO4 kiểm tra hiệu suất toàn bộ quá trình (tần suất 6 tháng/lần): Cân 0,12g (NH4)2SO4 đã chuẩn bị vào giấy cân, cho vào ống phá mẫu, phá mẫu và chưng cất như mẫu thật.
− Mẫu L – Tryptophan kiểm tra hiệu suất bếp phá mẫu (tần suất 3 tháng/lần): Cân 0,18g L – Tryptophan đã chuẩn bị vào giấy cân, cho vào ống phá mẫu, thêm 0,67g Sucrose. Tiến hành phá mẫu và chưng cất như mẫu thật.
Tính toán – báo cáo kết quả:
Hàm lượng nitrogen có trong mẫu:
N = (V – V0).N.1,401/m Trong đó: − N: Hàm lượng nitrogen tổng, %. − V: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu thật, ml. − V0: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. − N: Hồng độ HCl dùng để chuẩn độ, N.
− 1,401: Hệ số chuyển đổi nito. − m: Lượng mẫu cân, g.
Hàm lượng đạm tổng:
X = N.k Trong đó:
− X: Hàm lượng đạm tổng, %. − N: Hàm lượng nitrogen tổng, %.
− k: Hệ số chuyển đổi nitrogen sang đạm (k = 6,25, riêng mẫu lúa mì k=5,7).
Hiệu suất thu hồi của máy chưng cất: H1 = N/21,094.100 Trong đó:
− H1: Hiệu suất thu hồi của máy chưng cất, %. − N: Hàm lượng nitrogen thu được, %.
− 21,094: Hàm lượng nitrogen có trong phân tử (NH4)2SO4 (độ tinh khiết là 99,5%), %.
H1 phải từ 99,5 đến 100,5% mới đạt, tức là máy chưng cất hoạt động tốt. Hiệu suất thu hồi của bếp phá mẫu:
H2 = N/13,72.100 Trong đó:
− H2: Hiệu suất thu hồi của bếp phá mẫu, %. − N: Hàm lương nitrogen thu được, %.
− 13,72: Hàm lượng nitrogen có trong phân tử L – Tryptophan (độ tinh khiết là 100%), %.
H2 phải lớn hơn hoặc bằng 98%.
3.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng đạm hòa tan
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu đậu nành
hoặc có nguồn gốc từ đậu nành.
Nguyên lý của phương pháp: Protein của có đậu nành hòa tan tốt nhất trong môi trường pH=12,5 càng xa điểm pH này khả năng hòa tan của protein càng kém. Phương pháp này xác định hàm lượng đạm hòa tan trong mẫu bằng dung dịch KOH 0,2% (tương đương với pH=12,5).
Dụng cụ - thiết bị: − Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg − Erlen 250mL − Pipette 10, 25 và 50ml − Máy khuấy từ − Ống li tâm có nắp − Máy li tâm
− Các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.
Hóa chất:
− KOH 0,2%: Hòa tan 2,0g KOH bằng nước cất trong bình định mức 1 lít và định mức đến vạch.
− Các hóa chất dùng trong phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.
Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu.
Các bước thực hiện như sau:
− Cân 1,5g mẫu thử cho vào erlen, thêm chính xác 75ml KOH 0,2%, khuấy trong 20 phút bằng máy khuấy từ.
− Cho dịch mẫu vào ống li tâm có nắp, li tâm trong 15 phút với tốc độ 2700 vòng/phút.
− Hút chính xác 10ml dịch li tâm cho vào ống phá mẫu.
− Tiến hành phá mẫu và chưng cất như phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.
Tính toán – báo cáo kết quả:
X = (X1 – X2).100/X1 Trong đó:
− X2: Hàm lượng đạm hòa tan, %. X2 = (V – V0).N.1,401.6,25.7,5/m Trong đó: − N: Hàm lượng nitrogen tổng, %. − V: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu thật, ml. − V0: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. − N: Hồng độ HCl dùng để chuẩn độ, N.
− 1,401: Hệ số chuyển đổi nitrogen.
− 6,25: Hệ số chuyển đổi nitrogen sang đạm thô. − 7,5: Hệ số pha loãng.
− m: Lượng mẫu cân, g.
3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng đạm tiêu hóa
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu có nguồn
gốc từ động vật.
Nguyên lí của phương pháp: Đạm trong mẫu nguyên liệu được thủy phân
nhờ enzyme pepsin ở điều kiện nhiệt độ, pH thích hợp, phần đạm bị thủy phân này chính là đạm tiêu hóa. Phần bã còn lại sau thủy phân được đem phá mẫu và chưng cất như xác định đạm thô. Dựa vào hàm lượng đạm thô đã biết trước sẽ xác định được hàm lượng đạm tiêu hóa.
Dụng cụ - thiết bị:
− Giấy lọc thủy tinh − Bình tam giác có nắp
− Máy lắc gắn trong bể điều nhiệt − Máy lọc chân không
− Các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.
− Petroleum ether.
− HCl 0,075M: Hòa tan 6,2ml HCl đậm đặc bằng nước cất trong bình định mức 1 lít, định mức đến vạch bằng nước cất, lắc đều.
− Dung dịch enzyme pepsin:
+ Nồng độ 0,0002% đối với các mẫu như bột cá, bột xương thịt, bột đầu cá: Hòa tan 0,002g enzyme pepsin bằng dung dịch HCl 0,75M trong bình định mức 1 lít và định mức tới vạch, lắc đều.
+ Nồng độ 0,002% đối với mẫu bột lông vũ: Hòa tan 0,02g enzyme pepsin bằng dung dịch HCl 0,75M trong bình định mức 1 lít và định mức tới vạch, lắc đều.
− Các hóa chất sử dụng trong phương pháp xác định hàm lượng đạm thô.
Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu
thử. Các bước thực hiện như sau:
− Cân 1g mẫu cho vào giấy lọc.
− Ngâm chiết béo mẫu bằng Petroleum Ether trong 1 ngày.
− Chuyển mẫu vào bình tam giác có nắp với 150ml dung dịch enzyme pepsin.
− Sau đó lắc trong 16 giờ ± 5 phút, ở 450C. − Lấy ra ngâm erlen vào trong nước lạnh. − Lọc chân không mẫu qua giấy lọc thủy tinh. − Rửa phần bã bằng aceton và giữ lại.
− Cho bã đã lọc vào ống phá mẫu và tiến hành phá mẫu, chưng cất, xác định hàm lượng đạm như phương pháp xác định đạm thô.
Tính toán – báo cáo kết quả:
X = (X1 – X2).100/X1 Trong đó:
− X: Khả năng bị phân hủy của đạm bởi enzyme pepsin, %. − X1: Hàm lượng đạm thô của mẫu, %.
− X2: Hàm lượng đạm không bị phân hủy bởi pepsin, %. X2 = (V – V0).N.1,401.k/m Trong đó: − V: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu thật, ml. − V0: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. − N: Nồng độ HCl dùng trong chuẩn độ, N.
− 1,401: Hệ số chuyển đổi nito.
− k: Hệ số chuyển đổi nito sang đạm (k = 6,25, riêng mẫu lúa mì k = 5,7).
3.2.5. Phương pháp xác định hàm lượng nito amoniac
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên có nguồn gốc
từ động vật.
Nguyên lí của phương pháp: Nito tự do (đạm thối) ở dạng NH3 tồn tại trong mẫu nguyên liệu sẽ được chưng cất và được acid boric hấp thụ, từ đó xác định được hàm lượng NH3 tự do để đánh giá mức độ hư hỏng của nguyên liệu.
Dụng cụ - thiết bị: − Bộ ống phá mẫu − Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg − Máy chưng cất đạm Hóa chất: − MgO − Bromocresol Green 0,1% − Methyl Red 0,1% − Acid boric 1% − Acid HCl 0,1N − NaOH 0,1N chuẩn
Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu
thử. Các bước thực hiện như sau:
− Cân 5,0g mẫu cho vào ống phá mẫu, thêm 0,5g MgO và 1 giọt silicon antifoaming.
− Khởi động máy chưng cất đạm, chọn chương trình Cleaning để súc rửa máy 3 lần, mỗi lần 5 phút và sử dụng 150ml nước cất.
− Chạy mẫu thật: Chọn chương trình Total Volatile Basic Nitrogen. Chương trình sẽ chạy trong 5 phút với 30ml acid boric 1% và 50ml nước cất.
− Tiến hành chưng cất các mẫu trắng giống như mẫu thật.
Tính toán – báo cáo kết quả:
X = (V – V0).N.14.100/m Trong đó: − X: Hàm lượng NH3, mgN/100g. − V: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu thật, ml. − V0: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. − N: Nồng độ HCl dùng để chuẩn độ.
− 14: Khối lượng nguyên tử nitrogen. − m: Khối lượng mẫu, g.
3.2.6. Xác định hàm lượng NaCl
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho các mẫu nguyên liệu và
thức ăn chăn nuôi.
Nguyên lý: Phương pháp chuẩn độ điện thế là phương pháp phân tích dựa
trên việc đo sự biến thiên của thế trong quá trình chuẩn độ. Độ biến thiên này biến đổi đột ngột tại thời điểm sát trước và sát sau điểm tương đương nhờ đó mà biết được thể tích chuẩn độ. Cơ sở của quá trình chuẩn độ là dựa vào phản ứng xảy ra giữa các chất. Từ đó xác định thể tích tiêu tốn của dung dịch chuẩn để tính toán cho ra kết quả. Phương trình phản ứng:
Ban đầu, trước điểm tương đương, dung dịch chứa ion Cl- và không có ion Ag+. Khi bắt đầu chuẩn độ, nồng độ ion Cl- giảm dần do kết hợp với ion Ag+ tạo thành kết tủa AgCl. Tại thời điểm tương đương, ion Cl- phản ứng hết với ion Ag+. Sau điểm tương đương, nồng độ ion Ag+ tăng dần. Thế của dung dịch ở mỗi giai đoạn sẽ tuân theo những phương trình khác nhau và phụ thuộc vào nồng độ ion Cl- hay Ag+. Dụng cụ - thiết bị: − Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg. − Giấy lọc − Pipep 25 và 100ml − Bóp cao su − Cốc nhựa
− Máy đo điện thế
Hóa chất:
− HNO3 đậm đặc
− AgNO3 0,05N pha từ ống chuẩn.
Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song hai lần đối với mỗi mẫu thử. Các bước thực hiện như sau:
− Cân m (g) mẫu cho vào cốc nhựa. Khối lượng mẫu cân tùy thuộc vào hàm lượng muối có trong mẫu như bảng sau:
Bảng 3.2. Khối lượng mẫu cân theo hàm lượng muối
Hàm lượng muối (%) Khối lượng mẫu cân (g)
< 10 3,0
≥ 10 1,0
− Thêm chính xác 100ml nước cất và 0,5ml HNO3 đậm đặc vào các cốc nhựa trên; khuấy đều rồi đem lọc.
− Hút V (ml) dung dịch lọc cho vào ống nhựa khác, đem phân tích bằng máy chuẩn độ điện thế tự động. Thể tích đem chuẩn độ phụ thuộc vào hàm lượng muối như bảng sau:
Bảng 3.3. Thể tích chuẩn độ theo hàm lượng muối
Hàm lượng muối (%) Thể tích hút(g)
< 10 25
≥ 10 10
Tính toán – báo cáo kết quả:
X = N.V.58,443.k/m Trong đó:
− X: Hàm lượng NaCl, %.
− N: Nồng độ AgNO3 dùng để chuẩn độ, N. − V: Thể tích AgNO3 dùng để chuẩn độ, ml. − 58,443: Khối lượng phân tử NaCl.
− k: Hệ số pha loãng. − m: Khối lượng mẫu cân.
3.2.7. Phương pháp xác định hàm lượng xơ
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu và thức
ăn chăn nuôi.
Nguyên lí: Mẫu thử được loại béo sau đó được thủy phân bằng acid và
kiềm, phần còn lại là xơ thô được định phân bằng phương pháp khối lượng.
Dụng cụ - thiết bị:
− Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg. − Túi chiết xơ.
− Máy hàn túi. − Cốc nung.
− Máy trích xơ. − Tủ sấy. − Lò nung.
Hóa chất:
− Petroleum Ether.
− H2SO4 0,255N: Hút 28,2ml H2SO4 đậm đặc, dùng nước cất pha thành 4 lít, khuấy đều.
− NaOH 0,313N: Cân 50g NaOH, dùng nước cất pha thành 4 lít, khuấy đều đến khi tan.
− Aceton.
Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song hai lần đối với mỗi mẫu
thử. Các bước thực hiện như sau:
− Đánh số thứ tự túi chiết xơ bằng bút kháng dung môi, cân túi và ghi lại khối lượng G1.
− Cân m (g) mẫu thử cho vào túi chiết xơ. Lượng mẫu cân thay đổi theo hàm lượng xơ có trong mẫu như bảng sau:
Bảng 3.4. Khối lượng mẫu cân theo hàm lượng xơ
Hàm lượng xơ (%) Khối lượng mẫu cân (g)
> 10 0,3
5 – 10 0,5
< 5 1
− Ngâm chiết béo bằng Petroleum Ether. Sau 15 phút lấy ra, để khô tự nhiên.
− Lấy túi chiết xơ để vào máy chiết xơ. Khởi động máy và chọn chương trình Cruide Fiber như sau:
+ Bước 1: Rửa bằng H2SO4 1,25% trong 40 phút. + Bước 2: Rửa bằng nước nóng 4 lần, mỗi lần 5 phút. + Bước 3: Rửa bằng NaOH 1,25% trong 40 phút.
+ Bước 4: Rửa bằng nước cất trong 4 lần, mỗi lần 5 phút.
− Chương trình kết thúc, lấy túi chiết xơ ngâm trong aceton từ 3 đến 5 phút, lấy ra, để khô tự nhiên.
− Sấy túi chiết xơ ở nhiệt độ 1030C, sau 2 giờ lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân và ghi lại khối lượng G3.
− Đánh số thứ tự cốc nung và sấy cốc ở 6000C, sau 2 giờ lấy ra để nguội trong bình hút ẩm. Cân và ghi lại khối lượng G2.
− Cho túi chiết xơ vào cốc nung theo thứ tự tương ứng, đem nung ở 6000C, sau 2 giờ lấy ra để nguội trong bình hút ẩm. Cân và ghi lại khối lượng G4.
- Túi lọc trắng tiến hành như mẫu thật để xác định hệ số tiêu chuẩn.
Tính toán – báo cáo kết quả:
X = (Gmất đi – G1.k)/m.100 Trong đó:
− X: Hàm lượng xơ thô, %.
− Gmất đi: Khối lượng mẫu và túi chiết xơ mất đi sau khi nung, g: Gmất đi = G2 – G3 + G4
− G1: Khối lượng túi chiết xơ, g. − k: Hệ số tiêu chuẩn:
K = (G02 + G03 – G04)/G01 + G2: Khối lượng cốc cân, g.
+ G3: Khối lượng túi chiết xơ sau khi sấy, g. + G4: Khối lượng cốc nung sau khi nung, g. + m: Khối lượng mẫu cân, g.
3.2.8. Xác định hàm lượng tro
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu và thức
Nguyên lí của phương pháp: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong thời gian
dài, các hợp chất hữu cơ có trong mẫu sẽ bị đốt và phân hủy hoàn toàn chỉ còn lại các hợp chất vô cơ (quá trình vô cơ hóa).
Dụng cụ - thiết bị:
− Cốc sứ
− Cân phân tích (có độ chính xác đến 0,1 mg) − Lò nung
− Bình hút ẩm
Cách tiến hành: Tiến hành thử nghiệm song song 2 lần đối với mỗi mẫu
thử. Các bước thực hiện như sau:
− Nung cốc sứ trong lò nung ở 6000C trong 2 giờ để đạt đến khối lượng không đổi. Lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó đem cân và ghi lại khối lượng (G1). Mẫu phân tích được nghiền nhỏ đến kích cỡ phù hợp.
− Cân 2g mẫu cho vào cốc sứ.
− Tiếp tục tiến hành đốt mẫu trong lò nung ở 6000C trong 4 giờ, gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 2000C trong 1 giờ. + Giai đoạn 2: 3000C trong 1 giờ. + Giai đoạn 3: 6000C trong 2 giờ.
− Quá trình nung kết thúc, lấy cốc ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc và mẫu sau nung, ghi nhận lại khối lượng (G2).
− Lưu ý: Để kiểm soát quá trình thử nghiệm, ta tiến hành phân tích kèm theo một mẫu đã biết trước hàm lượng tro (tiến hành giống như mẫu phân tích).
Tính toán – báo cáo kết quả:
Hàm lượng tro trong mẫu phân tích được tính theo công thức: X(%) = (G2 – G1)/G.100
Trong đó:
− X: Hàm lượng tro có trong mẫu phân tích (%). − G1: Khối lượng cốc ban đầu sau nung (g). − G2: Khối lượng cốc và mẫu sau nung (g). − G: Khối lượng mẫu phân tích (g).
Kết quả cuối cùng là kết quả trung bình của 2 lần lặp lại.
3.2.9. Xác định hàm lượng tro không tan trong HCl
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho mẫu nguyên liệu và thức