Ảnh hưởng của hàm lượng MgSO4.7H2O tới khả năng lên men tạo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 49)

6. Điểm mới của đề tài

3.2.4.Ảnh hưởng của hàm lượng MgSO4.7H2O tới khả năng lên men tạo

màng BC từ chủng vi khuẩn G. xylinus

Chúng ta cần phải cung cấp một lượng magie khá cao cho vi sinh vật. Magie mang tính chất của một cofactor, chúng tham gia vào nhiều phản ứng enzyme có liên quan đến quá trình phosphoryl hóa. Ngoài ra magie giữ vai trò quan trọng trong việc làm liên kết các tiểu phần riboxom với nhau [6]. Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của MgSO4.7H2O đến quá trình hình thành màng của vi khuẩn G. xylinus ở các nồng độ khác nhau.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng MgSO4.7H2O đến khối lượng tươi của màng BC

Hàm lượng MgSO4.H2O(g/l) Đặc điểm màng BC M ± m (g) 0 Màng mỏng, dễ rách 3,05 ± 0,01 1 Màng dày, dai 5,42 ± 0,02 2 5,56 ± 0,01 3 5,03 ± 0,02 4 4,67 ± 0,03

Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa hàm lượng MgSO4.7H2Ovà khối lượng màng BC

3.05 5.42 5.56 5.03 4.67 0 1 2 3 4 5 6 0 1 2 3 4

Khối lượng tươi của màng BC (g)

Hình 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng MgSO4.7H2O tới độ dày màng BC

Từ bảng 3.5, biểu đồ 3.4 và hình 3.13, ta thấy rằng MgSO4. 7H2O ở hàm lượng 2g/l cho khối lượng màng tươi cao nhất. Theo PGS. TS. Đinh Thị Kim Nhung magie là nhân tố tham gia vào việc tạo thành enzyme, những enzyme này xúc tác cho phản ứng chuyển hóa các chất trong quá trình hình thành màng BC. Nếu lượng magie không đủ cung cấp cho việc tạo thành những enzyme thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành cellulose nên khối lượng màng thấp. Ngược lại lượng magie quá cao sẽ gây ức chế cho quá trình tạo màng BC.

Từ kết quả nghiên cứu tôi quyết định sử dụng MgSO4.7H2O ở hàm lượng 2g/l trong các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian tới quá trình lên men tạo màng BC từ chủng vi khuẩn G. xylinus

Khi nuôi cấy G. xylinus BHN2trong MT3 đã được thanh trùng ở 1100C trong vòng 20 phút, trong điều kiện nuôi cấy tĩnh ở 300C, nhận thấy: trong ngày đầu, số lượng tế bào trong dịch nuôi cấy tăng nhưng ở mức độ chậm. Vì ở giai đoạn này vi khuẩn làm quen với môi trường, tích lũy chất dinh dưỡng

và năng lượng cho các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời với quá trình tăng trưởng tế bào thì lượng axit cũng bắt đầu hình thành, pH môi trường giảm nhẹ Ngày thứ 2, màng BC bắt đầu được hình thành trên bề mặt môi trường, tăng nhanh cho tới ngày thứ 5. Sau đó màng chìm xuống dần và khối lượng màng giảm dần do bị phân hủy.

Bảng 3.6. Khối lượng tươi của màng BC qua thời gian nuôi cấy

Thời gian (ngày) Đặc điểm M ± m (g)

2 Màng rất mỏng, nhẵn 2,35 ± 0,03

3 Màng rất mỏng, dai, nhẵn 3,67 ± 0,03

4 Màng mỏng, dai, nhẵn 4,23 ± 0,02

5 Màng mỏng, dai, nhẵn 5,68 ± 0,01

6 Màng tương đối dày, khá dai 6,54 ± 0,01 7 Màng dày, khá dai, không nhẵn 7,21 ± 0,02

8 Màng dày, kéo dễ rách 7,63 ± 0,02

Biểu đồ 3.5. Khối lượng màng BC qua các thời gian nuôi cấy

Khối lượng màng của chủng vi khuẩn G. xylinus BHN2 tăng dần theo thời gian nuôi cấy. Thời gian nuôi cấy càng dài thu được khối lượng màng BC

2.35 3.67 4.23 5.68 6.54 7.21 7.63 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2 3 4 5 6 7 8

Khối lượng tươi của màng BC (g)

càng lớn. Nhưng đến một giới hạn nhất định màng BC quá dày dẫn đến việc vận chuyển các chất qua màng gặp khó khăn, hoạt động tế bào giảm, khả năng kết tinh của các sợi cellulose kém dần làm màng dễ bị kéo rách. Để đáp ứng mục đích nghiên cứu tôi quyết định thu màng sau 5 ngày nuôi cấy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 49)