6. Điểm mới của đề tài
3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng (NH4)2SO4 tới khả năng lên men tạo
màng BC từ chủng vi khuẩn G. xylinus
Nguồn nitơ cung cấp cho cơ thể vi sinh vật nguyên liệu để hình thành các nhóm amin trong các phân tử aminoaxit, nucleotit, các bazơ dị vòng và các hợp chất hóa học trong nguyên sinh chất giúp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Nguồn nitơ dễ hấp thụ nhất đối với vi sinh vật là NH3 và NH4
+ . Do đó tôi quyết định chọn nguồn nitơ là (NH4)2SO4 và thay đổi nồng độ từ 1 đến 5g/l [34]. Kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng (NH4)2SO4 đến khối lượng tươi của màng BC
Hàm lượng (NH4)2SO4(g/l) Đặc điểm màng BC M±m (g) 1 Màng mỏng, dễ bị rách 3,24 ± 0,02 2 Màng dày (2-3mm), nhẵn,dai 5,33 ± 0,01 3 6,05 ± 0,03 4 5,98 ± 0,03 5 4,68 ± 0,01
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa hàm lượng (NH4)2SO4 và khối lượng màng BC
Hình 3.12. Ảnh hưởng hàm lượng (NH4)2SO4 đến độ dày màng BC
Từ bảng 3.3, biểu đồ 3.2 và hình 3.12 ta thấy rằng (NH4)2SO4 ở hàm lượng 3g/l vi khuẩn sẽ tạo ra màng BC dày nhất. Có thể giải thích kết quả thu được như sau:
Kết quả kiểm tra cho thấy, ở hàm lượng 3g/l môi trường cho hiệu suất màng BC cao nhất. Hàm lượng (NH4)2SO4 trên 3g/l có thể là quá cao đối với yêu cầu của G. xylinus, do đó không hấp thụ hết lượng sulphate amone, lượng
3.24 5.33 6.05 5.98 4.68 0 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5
Khối lượng tươi của màng BC (g)
còn lại trong môi trường sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, lượng BC tạo ra thấp hơn so với môi trường có hàm lượng (NH4)2SO4 3g/l. Còn hàm lượng (NH4)2SO4 dưới 2g/l có thể là thấp hơn so với yêu cầu cho sự phát triển của vi khuẩn, nên lượng BC tạo ra thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Schramm và Hestrin (1954) [34], tôi quyết định sử dụng nguồn (NH4)2SO4với hàm lượng 3g/l để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.