Ảnh hưởng của hàm lượng glucose tới khả năng lên men tạo màng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 43)

6. Điểm mới của đề tài

3.2.1.Ảnh hưởng của hàm lượng glucose tới khả năng lên men tạo màng

từ chủng G. xylinus BHN2

3.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng glucose tới khả năng lên men tạo màng BC từ chủng G. xylinus BC từ chủng G. xylinus

Sự hình thành màng vi khuẩn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành phần môi trường dinh dưỡng đặc biệt là nguồn cacbon, vì thế mà chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cacbon tới việc tổng hợp cellulose của chủng vi khuẩn G. xylinus BHN2.

Dựa vào nghiên cứu của tác giả Schramm và Hestrin (1954) [34], tiến hành nuôi cấy chủng G. xylinus BHN2 trong MT3, có sự thay đổi hàm lượng glusose từ 15-20g/l. Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến màng BC

Hàm lượng Glucose (g/l) Đặc điểm màng BC M ± m (g) 15 Màng mỏng, dai 6,54 ± 0,02 16 6,70 ± 0,01 20 Màng mỏng, dai, nhẵn 7,41 ± 0,05 21 7,31 ± 0,05 24 Màng mỏng, đục, không nhẵn 6,15 ± 0,03 25 5,67 ± 0,02

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa hàm lượng glucose và khối lượng màng BC

Hình 3.11. Ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến khối lượng tươi màng BC

Từ kết quả bảng 3.2, đồ thị 3.1 và hình 3.11 cho thấy rằng tỷ lệ màng BC hình thành phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng đường glucose. Nếu hàm lượng glucose nhỏ hơn 20g/l thì khối lượng BC thấp. Bởi vì trong quá trình lên men chỉ có khoảng 50% hàm lượng glucose tham gia vào hình thành màng BC, phần còn lại cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. Do đó có thể nguồn cacbon nhỏ hơn 20g/l dịch nuôi cấy sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu sống của tế bào vi khuẩn, nên lượng cellulose sẽ được sản sinh ra ít. Ngược lại hàm lượng glucose lớn hơn 23g/l vi khuẩn sẽ không sử dụng hết, lượng glucose sẽ được chuyển hóa thành axit gluconic làm cho pH môi trường giảm,

6.54 6.7 7.41 7.31 6.15 5.67 0 1 2 3 4 5 6 7 8 15 16 20 21 24 25 Hàm lượng glucose (g/l) Khối lượng tươi của màng BC (g)

ức chế quá trình tổng hợp cellulose, tốc độ tạo màng BC giảm và chất lượng màng không đảm bảo.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nhiều kết quả đã đưa ra như tác giả Đặng Thị Hồng xác định glucose tốt nhất cho quá trình lên men tạo màng mỏng là 18 g/l [3], tác giả Schramm và Hestrin (1954) xác định là 20g/l [34]. Để tạo màng mỏng phục vụ mục đích nghiên cứu, tôi quyết định sử dụng hàm lượng glucose 20g/l cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 43)