Tuyển chọn chủng có khả năng tạo màng BC dai, mỏng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 41)

6. Điểm mới của đề tài

3.1.3. Tuyển chọn chủng có khả năng tạo màng BC dai, mỏng

Nuôi cấy các chủng B2, C1 và chủng BHN2 (từ phòng thí nghiệm Vi sinh trường Đại học sư phạm Hà Nội 2) trên môi trường dịch thể có chứa nước dừa (MT3) ở nhiệt độ phòng (mùa hè), quan sát khả năng tạo màng của các chủng. Thu màng sau 5 ngày lên men tĩnh và thu được kết quả sau:

Bảng 3.1. Một số đặc tính của màng BC Màng BC Khối lượng (g/l) (**) Độ dày (mm) Đặc điểm màng B2 5,90 2,3 – 3.3 Màng dày, mủn, màng hình thành từ ngày thứ 3 Hình 3.9. Hoạt tính catalase

C1 3,67 0,8 - 1,3 Màng mỏng, trong, màng hình thành từ ngày thứ 3 BHN2 6,80 2,0 - 4,0 Màng dày, dai, nhẵn, màng

hình thành từ ngày thứ 2

Hình 3.10. Màng BC sinh ra từ vi khuẩn Gluconacetobacter

Hai chủng G. xylinus B2 và G. xylinus C1 khả năng hình thành màng chậm (ngày thứ 3 mới bắt đầu hình thành). Chủng G. xylinus B2 màng dày tuy nhiên màng dễ rách không có sự dẻo dai, chủng G. xylinus C1 màng rất mỏng khó khăn khi sử dụng để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Chủng G. xylinus BHN2 khả năng hình thành sớm, màng dày và dai, đạt độ cảm quang về màu sắc.

Như vậy từ 4 nguồn liêu liệu tôi đã phân được 12 chủng vi khuẩn

Gluconacetobacter và tuyển chọn sơ bộ được 4 chủng Gluconacetobacter, trong đó có 2 chủng có khả năng lên men tạo màng BC. Từ 14 nguồn nguyên liệu tác giả Đinh Thị Kim Nhung (2012) khi nghiên cứu về sự đa dạng sinh học của các chủng Gluconacetobacter đã tuyển chọn được 65 chủng có khả năng sinh màng BC [11]. Có thể thấy rằng các loài vi khuẩn thuộc chủng

Gluconacetobacter rất đa dạng và phong phú, chúng sinh trưởng phát triển được ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Khả năng tạo màng BC cũng

đa dạng về độ dày mỏng, màu sắc cảm quan, mùi vị, tính chất vật lý, trong đó chủng BHN2 có khả năng tạo màng BC tốt và ổn định hơn hai chủng tôi phân lập được. Chủng BHN2 cũng là chủng đã được định loại bằng phương pháp sinh học phân tử [9]. Vì vậy tôi sẽ sử dụng chủng G. xylinus BHN2 cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng tới khả năng tạo màng BC từ chủng G. xylinus BHN2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)