Nghiên cứu khả năng tạo màng BC của một số chủng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 38)

6. Điểm mới của đề tài

3.1.2. Nghiên cứu khả năng tạo màng BC của một số chủng

Glucobacter đều có khả năng oxy hóa lactate nhưng chỉ có các vi khuẩn thuộc chi Gluconacetobacter mới có khả năng oxy hóa acetate. Vì thế, trong môi trường có chứa calcium acetate, các chủng vi khuẩn thuộc chi

Gluconacetobacter có khả năng sử dụng muối acetate làm nguồn cacbon hay nói cách khác chúng có khả năng oxy hóa axit acetic thành CO2 và H2O; giải phóng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào đồng thời giải phóng Ca2+ tạo vòng phân giải xung quanh khuẩn lạc. Theo Bergey (2005) [36] G. xylinus thuộc chi Gluconacetobacter và cũng là chủng vi khuẩn duy nhất thuộc chi này có khả năng tổng hợp cellulose.

Kết quả thu được 4 chủng vi khuẩn thuộc chi Gluconacetobacter, họ

Acetobacteriaceae là: C1, C2, B2, D1.

3.1.2. Nghiên cứu khả năng tạo màng BC của một số chủng Gluconacetobacter Gluconacetobacter

Trên môi trường thạch đĩa, vi khuẩn Gluconacetobacter hình thành khuẩn lạc nhẵn hoặc xù xì, rìa mép khuẩn lạc bằng phẳng hay gợn sóng, màu trắng hoặc trong suốt, khuẩn lạc lồi lên dễ tách khỏi môi trường [36].

Sử dụng phương pháp nhuộm Gram: vi khuẩn có dạng hình que, thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm.

Hình 3.6. Hình thái tế bào vi khuẩn Gluconacetobacter khi nhuộm Gram

Để tuyển chọn được các chủng G. xylinus có khả năng tạo màng BC từ các chủng Gluconacetobacter đã phân lập được ở trên cần tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: khảo sát khả năng tạo màng BC của các chủng

Gluconacetobacter đã phân lập trên môi trường 3. Tiến hành nuôi cấy 4 chủng vi khuẩn Gluconacetobacter trong môi trường dịch thể ở nhiệt độ 300C và theo dõi khả năng tạo màng BC của các chủng. Kết quả cho thấy khả năng hình thành màng trên môi trường lỏng với những tính chất, đặc điểm và thời gian hình thành màng khác nhau.

Bước 2: kiểm tra bản chất cellulose của màng theo phương pháp 2.2.2.5: nhỏ lugol và H2SO4 60% vào màng tạo trên môi trường dịch thể của 4 chủng vi khuẩn trên. Nếu màng có bản chất là cellulose nó sẽ chuyển hóa thành màu xanh (phản ứng của hemicellulose).

Hình 3.7. Một số loại màng do các chủng vi khuẩn hình thành trên bề mặt môi trường dịch thể

Hình 3.8. Khả năng tạo cellulose của các chủng G. xylinus

Mỏng Váng màng

Kết quả trong 4 chủng Gluconacetobacter có 2 chủng có khả năng hình thành màng BC. Cụ thể:

Từ nguồn nguyên liệu bia Hà Nội : chủng B2 Từ nguồn nguyên liệu trà khô : chủng C1

Ngoài ra, kiểm tra thêm một số đặc tính sinh hóa khác của 2 chủng

Gluconacetobacter nói trên như hoạt tính catalase, chuyển hóa glycerol thành dihydroxyaceton, khả năng sinh sắc tố nâu...16 có thể tạm khẳng định các chủng này đều là G. xylinus.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới quá trình lên men tạo màng bacterial cellulose của vi khuẩn gluconacetobacter (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)