3. Cơ quan quản lý và các tổ chức hành nghề
4.1.1. Cải cách thể chế
- Tính từ thời điểm Luật công chứng 2006 có hiệu lực thi hành, công tác xây dựng thể chế về công chứng được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, nhiệm vụ này chủ yếu do Trung ương thực hiện. Các chính sách đã ban hành ở Trung ương như: Luật Công chứng 2014; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng); quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008); quy định một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng; phê duyệt đề án “Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020”; ban hành “Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020”; phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”; hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng; hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng; hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng (thay thế Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLTBTC-BTP ngày 17/10/2008); ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã kịp thời ban hành nhiều công văn chỉ đạo và hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật công chứng.
- Tại tỉnh Hải Dương đã ban hành các chính sách về công chứng như sau: đề án quy hoạch và phát triển các văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; quy định về việc chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch tại UBND xã, phường, thị trấn cho tổ chức hành nghề công chứng; quy định về việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; quy định về việc cho phép thành lập Hội Công chứng tỉnh Hải Dương. Nhìn chung, công tác xây dựng, ban hành thể chế về công chứng tại tỉnh Hải Dương so với các địa phương khác trong cả nước là chưa tốt. Đặc biệt, nếu so với các địa phương có nghề công chứng phát triển như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng,…thì vẫn còn có nhiều điểm hạn chế. Tại Hải Dương, chưa xây dựng và ban hành được Quyết định Quy chế phối hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin chung về hoạt động công chứng; Quy định về thù lao công chứng…
Có thể nói, việc xây dựng và ban hành thể chế về công chứng đã được cơ quan quản lý nhà nước các cấp quan tâm thực hiện, tạo tiền đề phát triển nghề công chứng và thuận tiện cho công tác quản lý nhà nước, tuy nhiên cần phải tiếp tục bổ sung để hoàn thiện thể chế.