- Trần Xuân Tấn, (2013) nêu rõ “Hoạt động công chứng ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Từ năm 1858 đến 1954, đã tồn tại thể chế công chứng Pháp tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công và thiết lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945, bằng việc Hồ Chủ tịch ban hành Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 về việc ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952 quy định thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất đã chính thức đặt nền móng cho hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta. Sau năm 1954 ở Miền Nam, chính quyền Sài Gòn vẫn còn duy trì mô hình công chứng của Pháp tại Việt Nam và tổ chức lại từ 3 Phòng công chứng cũ của người Pháp thành một Phòng Công chứng và bổ nhiệm các công chứng viên là người Việt Nam thay các công chứng viên là người Pháp. Phòng Công chứng được đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp. Phòng Công chứng này hoạt động cho đến trước ngày miền Nam được giải phóng (30/4/1975). Ngay từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 15/11/1945, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL về việc ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ”.
- Tuấn Đạo Thanh, (2011) nêu rõ “Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho chế định công chứng hiện đại của nước ta. Sau một thời gian đúc rút kinh nghiệm từ những địa phương đã tiến hành thành lập phòng công chứng nhà nước, chúng ta đã quyết định xây dựng mạng lưới các phòng công chứng nhà nước trong phạm vi toàn quốc và đánh dấu cho sự kiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 này chính là việc Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991, quy định về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước, đặt nền móng pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống phòng công chứng nhà nước rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đó, Chính phủđã lần lượt ban hành Nghịđịnh số 31/CP ngày 18/05/1996 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước; Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực đểđiều chỉnh lĩnh vực bổ trợ tư pháp này”.
- Luật Công chứng 2006 có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đến thời điểm hiện nay đã bị thay thế bởi Luật Công chứng 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã tạo ra khung pháp lý quan trọng cho hoạt động công chứng, bảo đảm an toàn cho các giao dịch, hợp đông. Tính đến năm 2013 sau hơn 6 năm thi hành Luật Công chứng 2006, thực hiện chính sách chủ trương xã hội hóa công chứng được quy định trong Luật Công chứng đã có 63/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành lập phòng công chứng, 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn phòng công chứng. Số tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước tăng từ 84 lên 704 tổ chức hành nghề công chứng (tăng hơn 8 lần). Số lượng công chứng viên tăng từ 393 lên 1.327 người (tăng 3,4 lần). Không chỉ tăng nhanh về số lượng tổ chức hành nghề công chứng và số lượng công chứng viên, chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề công chứng cũng từng bước được nâng cao. Sau 6 năm thi hành Luật công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được gần 7 triệu việc, với doanh thu gần 2.780 tỷđồng, nộp ngân sách nhà nước gần 1.000 tỷđồng. Với những kết quảđã đạt được, hoạt động công chứng trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp (Bộ Tư pháp, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Tốc độ phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên toàn quốc nhanh, (Xem biểu đồ 2.1). 0 200 400 600 800 năm 2007 là 84 TCHNCC năm 2013 là 704 TCHNCC 84 704 Số TCHNCC toàn quốc Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013
Biểu đồ 2.1. Sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng sau 6 năm thi hành Luật Công chứng năm 2006
Thống kê về tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương toàn quốc năm 2013 (xem phụ lục 1).
- Một số bất cập, hạn chế sau hơn 6 năm thi hành Luật Công chứng 2006, cụ thể là: Còn quy định hẹp, nhiều lỗ hổng pháp luật, chưa phù hợp với tính chất nghề công chứng, lãng phí nguồn nhân lực; Giá trị văn bản công chứng chưa cao trong việc thi hành, quyền, nghĩa vụ của các bên còn bị xâm hại, tạo kẽ hở phát sinh tranh chấp, gây tốn kém tiền bạc, công sức, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước; Số lượng CCV phát triển quá nóng, nhanh chỉ sau 6 năm thi hành Luật Công chứng năm 2006 đã tăng hơn gấp 3 lần (Bộ Tư pháp, 2013). (Xem biểu đồ 2.2) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Số CCV năm 2007 là 393 Số CCV năm 2013 là 1327 393 1327 Số CCV
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013
Biểu đồ 2.2. Sự phát triển đội ngũ công chứng viên sau 6 năm thi hành Luật Công chứng năm 2006
- Đội ngũ công chứng viên tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng chưa đồng đều, một số CCV trình độ yếu, kém, một số lại vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Số lượng công chứng viên tuổi cao (trên 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam tương đối nhiều), thậm chí có nhiều người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên lần đầu gần 70 tuổi. Đa phần các công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng là văn phòng công chứng tư nhân đều cao tuổi, chuyển từ các ngành khác sang nên không qua tập sự, thiếu kinh nghiệm đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong thủ tục công chứng (Bộ Tư pháp, 2013).
(Xem biểu đồ 2.3)
Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu công chứng viên qua đào tạo và công chứng viên miễn đào tạo, tập sự năm 2013
Các tổ chức hành nghề công chứng trên toàn quốc có sự phát triển nhanh về số lượng, chủ yếu là phát triển văn phòng công chứng, (xem biểu đồ 2.4)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu phòng công chứng và văn phòng công chứng toàn quốc năm 2013
Tỉnh Hải Dương cũng rơi vào tình trạng tương tự của toàn quốc về thực trạng các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên, (xem biểu đồ 2.5 và biểu đồ 2.6) 2 PCC chiếm 11,8% 15 VPCC chiếm 88,2% PCC VPCC Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu phòng công chứng và văn phòng công chứng tỉnh Hải Dương năm 2013 8 CCV PCC chiếm 30,8% 18 CCV VPCCchiếm 69,2% CCV PCC CCV VPCC Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu công chứng viên phòng công chứng và công chứng viên văn phòng công chứng tỉnh Hải Dương năm 2013
- Có một số lượng không nhỏ tổ chức hành nghề công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập) (chiếm khoảng 74%) nên thiếu tính ổn định, bền vững, khi công chứng viên chết, ốm đau dài ngày hoặc nghỉ việc thì không có công chứng viên để tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 nhận và giải quyết các yêu cầu công chứng của nhân dân. Vẫn còn có một số tổ chức hành nghề công chứng phát triển, phân bổ chưa phù hợp với Quy hoạch và yêu cầu của xã hội. (Bộ Tư pháp, 2013). (Xem biểu đồ 2.7) 74% 26% VPCC có 01 CCV chiếm 74% VPCC có từ 02 CCV trở lên chiếm 26% Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2013
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu văn phòng công chứng có 01 công chứng viên và văn phòng công chứng có từ 02 công chứng viên trở lên năm 2013
- Hoạt động công chứng còn xảy ra nhiều sai phạm, thiếu sót, cố tình không tuân theo trình tự thủ tục công chứng, chạy theo lợi nhuận nên cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín nghề công chứng (Bộ Tư pháp, 2013).
- Quản lý nhà nước về công chứng ở một số địa phương còn buông lỏng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ, việc hướng dẫn nghiệp vụ công chứng không kịp thời, đôi khi mâu thuẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền. Công tác thanh, kiểm tra chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện được vấn đề tồn tại, hạn chế, khi phát hiện được sai phạm lại xử lý không nghiêm (Bộ Tư pháp, 2013).
- Về nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế
+ Công chứng mới được công nhận trở lại từ năm 1987, tuy nhiên lại phát triển quá nhanh về số lượng các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên, do đó, năng lực quản lý, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa được củng cố, kiện toàn để bắt kịp với những yêu cầu mới của việc xã hội hóa hoạt động công chứng (Bộ Tư pháp, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 + Thể chế về công chứng, trong đó có Luật Công chứng chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế về hành nghề công chứng, quy định về tiêu chuẩn công chứng viên còn đơn giản, dễ dãi, loại hình tổ chức hành nghề công chứng với mô hình một công chứng viên đã bộc lộ bất cập... Luật cũng quy định còn quá nhiều kẽ hở, bỏ sót không điều chỉnh gây khó khăn trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện (Bộ Tư pháp, 2013).
+ Rất nhiều tỉnh, thành trong toàn quốc chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về bất động sản, chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin bài bản giữa tổ chức hành nghề công chứng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên còn tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động hành nghề của công chứng viên (Bộ Tư pháp, 2013).
+ Đa số các địa phương chưa thành lập hội nghề nghiệp của công chứng viên nên chưa quản được các việc liên quan đến công chứng, chưa hỗ trợđược cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và giám sát hoạt động hành nghề, tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên (Bộ Tư pháp, 2013).
- Về nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế
+ Cá nhân, tổ chức trong xã hội chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương xã hội hóa công chứng, do công tác tuyên truyền, phổ biến còn nhiều bất cập (Bộ Tư pháp, 2013).
+ Quản lý nhà nước về công chứng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn hình thức, lỏng lẻo, công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức ứng hành nghề công chứng chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xử lý vi phạm có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa nghiêm (Bộ Tư pháp, 2013).