Thực trạng cải cách thủ tục công chứng thế giớ

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục công chứng tại tỉnh hải dương (Trang 33)

Công chứng thế giới đã trải qua 03 mô hình: Mô hình công chứng La tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã - còn gọi là mô hình pháp luật dân sự (Civil Law); Mô hình công chứng Anglo-Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật Anglo- Saxon (Common Law); Mô hình công chứng tập thể (Collectiviste) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique) (Lê Thị Phương Hoa, 2005).

- Mô hình công chứng La tinh gồm có công chứng của các nước, ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Công chứng viên thực hiện tại đất nước mình các chức năng giống như các công chứng viên của Pháp; quy chế, các công chứng viên có quy chế tương đối khác nhau tùy theo từng nước; hầu hết, đó là những người hành nghề tự do, họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và không được chuyển nhượng hay để thừa kế văn phòng của mình; để được làm nghề này cần phải theo học luật từ 3 đến 5 năm bằng cao học luật hoặc bằng cấp tương đương, ở Italia phải có bằng tiến sỹ; Tùy từng quốc gia, công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 chứng viên có vai trò khác nhau từng lĩnh vực: ở Tây Ban Nha, công chứng viên là các luật gia có trình độ rất cao, thường là giảng viên ở trường đại học. Ở một số nước, công chứng viên có những hoạt động quan trọng bên ngoài lĩnh vực mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng. Ở Pháp và Bỉ, công chứng viên thực hiện giám định và môi giới về bất động sản. Các công chứng viên ở Hà Lan có vai trò quan trọng là tư vấn cho doanh nghiệp. Trong những lĩnh vực không phải là độc quyền của mình, các công chứng viên phải cạnh tranh với các luật sư... (Lê Thị Phương Hoa, 2005).

+ Ưu điểm: Công chứng viên được coi như công chức, sử dụng con dấu mang hình quốc huy; Được tự chủ về tài chính và huy động nguồn vốn cá nhân để phát triển Phòng Công chứng, được mua bảo hiểm nghề nghiệp; Phí công chứng do Nhà nước quy định bình đẳng cho mọi công dân; Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, giá trị cưỡng chế thi hành, là chứng cứ viết được lưu giữ lâu dài, bảo đảm phòng ngừa tranh chấp vi phạm pháp luật; Công chứng viên phải soạn thảo hợp đồng và kiểm tra về thông tin khách hàng, tình trạng pháp lý của tài sản; Người yêu cầu công chứng luôn được bảo vệ lợi ích, bảo đảm an toàn về mặt pháp lý; Công chứng viên phải tìm hiểu ý chí đích thực của các bên tham gia giao dịch để tránh xảy ra tranh chấp (Lê Thị Phương Hoa, 2005).

+ Nhược điểm: Quy định nặng tính hình thức, dẫn đến kéo dài thời gian công chứng; Khả năng ứng biến với tình hướng cụ thể không cao, dễ làm mất đi cơ hội của NYCCC (Lê Thị Phương Hoa, 2005).

- Mô hình công chứng Anglo-saxon: Thể chế công chứng ở các nước Anglo-sacxon không được thừa nhận, không bổ nhiệm công chứng viên chuyên nghiệp, được trao một số quyền thay mặt Nhà nước xác thực cho các hợp đồng, văn bản; chức năng công chứng được giao cho luật sư, hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của nhà thờ thực hiện theo phương thức kiệm nhiệm; nhân viên ngoại giao cũng được giao thực hiện một số việc công chứng ở nước ngoài như các nước Anh, các nước trong Liên hiệp Anh; Hoa Kỳ (trừ bang Louisane), Đan Mạch, Canada (trừ Bang Quebec), Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapor, Thái Lan, Đài Loan... Khi tiến hành công chứng, người tiến hành công chứng nhận diện đúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 khách hàng, xác định đúng thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, ghi lại sự kiện pháp lý hoặc thoả thuận của các bên hoặc ý chí của người yêu cầu công chứng, không quan tâm đến việc xác định tình trạng pháp lý của đối tượng hợp đồng, không cần biết thoả thuận có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay không, không chịu trách nhiệm nếu có điều khoản nào đó trong hợp đồng bất lợi cho một bên hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba (chỉ chú trọng tính xác thực về mặt hình thức); NYCCC được trợ giúp bởi cố vấn của mình, không quan tâm đến thiệt hại của đối phương, do vậy mang lại sự an toàn pháp lý thấp, dễ xảy ra tranh chấp. Các nước có hệ công chứng Anglo-saxon đang cải cách theo hướng khuôn mẫu công chứng La tinh (Lê Thị Hoài Ân, 2011).

+ Ưu điểm: Cơ chế thực dụng, rất mềm dẻo, dễ thích ứng với các hoàn cảnh cụ thể của từng hợp đồng, giao dịch; Có trình tự thủ tục đơn giản, thời gian công chứng nhanh. Người yêu cầu công chứng, nhất là các doanh nhân có nhiêu cơ hội kinh doanh kịp thời hơn; Tính năng động, khả năng độc lập được các bên tham gia giao dịch tự quyết, chủđộng (Lê Thị Hoài Ân, 2011).

+ Nhược điểm: Nhà nước không có vai trò nổi bất trong quản lý các hoạt động công chứng, không có chếđộ kiểm tra chặt chẽđối với các hoạt động công chứng, cũng không quy định mức lệ phí mà khách hàng phải trả cho những người kiêm chức năng công chứng viên, người tiến hành thủ tục công chứng có quyền tự do thỏa thuận với khách hàng về mức thù lao áp dụng cho mỗi vụ việc công chứng; Dịch vụ công chứng như một sản phẩm của thị trường, không tạo ra môi trường bình đẳng dịch vụ công chứng giữa người có nhiều tiền và người có ít tiền; Giá trị của văn bản công chứng không cao, không đạt được sức mạnh cưỡng chế như văn bản của cơ quan Nhà nước; Người tiến hành công chứng ít khi phải chịu trách nhiệm vật chất; Tranh chấp thường xảy ra, phí tổn cho xã hội qua đó bị tăng cao để giải quyết khiếu kiện (Lê Thị Hoài Ân, 2011).

- Mô hình công chứng Collectiviste: Trường phái công chứng này phát triển mạnh vào các năm 70 của Thế kỷ XX đến trước những năm 1990 ở Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ởĐông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa Cuba, Trung Quốc, Việt Nam... Ở hình thức công chứng này công chứng viên là công chức nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 nước; việc công chứng được giao cho cả các công chức không phải là công chứng viên đảm nhiệm; công chứng viên không có chứng chỉ hành nghề, không phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính trước Nhà nước về những sai phạm trong hoạt động của mình. Đến nay hình thức công chứng này đã lỗi thời nhưng nước ta vẫn bịảnh hưởng bởi mô hình này tính cho đến nay (Ủy ban thường vụ Quốc hội-Viện nghiên cứu lập pháp, 2013).

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục công chứng tại tỉnh hải dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)