Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình nghiên c ứu về cải cách thủ tục công chứng

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục công chứng tại tỉnh hải dương (Trang 44)

Tóm lại, sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng ta xác định được một số vấn đề mang tính cấp thiết, phản ánh quy luật vận động đi lên của sự vật hiện tượng nói chung, của cải cách thủ tục công chứng nói riêng cần phải thực hiện như sau

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế công chứng nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, trí tuệ, sức lao động của đội ngũ công chứng viên, cán bộ, viên chức, nhân viên và người lao động đang công tác trong lĩnh vực công chứng.

Thứ hai, tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục công chứng.

Thứ ba, xây dựng hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng phân bố hợp lý, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và các cơ quan quản lý có thẩm quyền khác liên quan.

Thứ tư, bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền của người yêu cầu công chứng khi tham gia thực hiện thủ tục về công chứng.

Thứ năm, xây dựng đội ngũ công chứng viên, cán bộ, viên chức, nhân viên và người lao động của các tổ chức hành nghề công chứng có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điu kin t nhiên tnh Hi Dương 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bách khoa toàn thư mở wikipedia (2014) nêu rõ “Hải Dương là một tỉnh nằm ởđồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủđô Hà Nội 57km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía đông. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2. Theo quy hoạch năm 2007 Hải Dương nằm trong vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng”.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Bách khoa toàn thư mở wikipedia (2014) nêu rõ “Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm”.

Bách khoa toàn thư mở wikipedia (2014) nêu rõ “Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông.Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm. Hàng năm: 1.300 – 1.700 mm nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.524, giờđộ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Bách khoa toàn thư mở wikipedia (2014) nêu rõ “Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụđông”.

Bách khoa toàn thư mở wikipedia (2014) nêu rõ “Các khoáng sán chính: Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90 - 97%. Đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ.Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng Al2O3: 23,5 - 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3: từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3: từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%”.

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục công chứng tại tỉnh hải dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)