Chính sách nguồn nhân lực tại Công ty DANA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần DANA (full) (Trang 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Chính sách nguồn nhân lực tại Công ty DANA

Tháng 07/2007, Công ty đã ban hành Quy chế về công tác đào tạo là cơ

sở để triển khai thực hiện công tác đào tạo tại Công ty.

Cuối năm 2008, Công ty cổ phần DANA tiến hành chuẩn hoá các quy trình, quy định và quy chế nội quy của công ty đồng thời lên kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, công tác này chỉ mới

53

hoàn thành được sơ bộ về mặt ra soát để thảo luận nên hiện công ty lập chưa chiến lược kinh doanh cụ thể và chưa ban hành bằng văn bản. Vì vậy, công ty cũng không lập chiến lược nguồn nhân lực mà chỉ nêu kế hoạch về công tác nguồn nhân lực đến thời điểm 2015 phải có:

- Những kế hoạch thực hiện chiến lược nhân sự chất lượng, hiệu quả. - Hệ thống các qui định về việc tuyển dụng, quản lý, đào tạo, thuyên chuyển, đề bạt, và các biện pháp khác nhằm đến mục tiêu cuối cùng là sự

chuẩn hóa vềđội ngũ CBNV.

- Chính sách cán bộ kế cận hợp lý và đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.

- Chính sách lương, thưởng, chế độ chính sách hợp lý để có thể tái sản xuất sức lao động và gắn bó lâu dài với công ty.

- Chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài tốt.

- Công tác triển khai thực thi các qui định này dần được chuẩn hóa và có qui chếđánh giá hiệu quả cụ thể.

Cùng với yêu cầu về sự phát triển tại Công ty DANA thì đơn vị chủ

quản của Công ty DANA là Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn còn

định hướng về xây dựng nhân sự Công ty có trình độ năng lực cao, có kỹ

năng quản trị; phấn đấu đến 2015 tất cả các cán bộ quản lý phải qua lớp đào tạo CEO, CFO, CPO, CIO .v.v. Tài trợ và bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao cho các đơn vị hệ thống, thành lập và chính thức hoạt

động Quỹ chăm sóc tài năng trẻ hệ thống SAVICO từ 04/2011.

Từ 2005 đến 2008, Công ty DANA đã lập Bộ phận Đào tạo với chuyên trách là đào tạo nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên sửa chữa xe ô tô; phụ trách bộ phận do 01 kỹ sư chuyên ngành cơ khí động lực đảm nhận. Công tác đào tạo mảng kỹ thuật sửa chữa được thực hiện khá tốt. Các tài liệu chuyên môn về kỹ thuật, đặc biệt là các tài liệu về kỹ thuật xe ô tô của các dòng xe Transit,

54

Mondeo, Laser, Everest, Focus được cập nhật, dịch sang tiếng Việt và được tổ

chức giảng dạy đến các kỹ thuật viên, các kiến thức kỹ thuật ô tô cơ bản cũng

được triển khai đến cả các nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2009 do nhân sự của bộ phận này thôi việc nên công tác đào tạo kỹ thuật bị bỏ trống.

Đến 2012, SAVICO và Ban lãnh đạo DANA xem xét và định hướng và tổ

chức lại hoạt động đào tạo; tháng 06/2012 Công ty đã bổ nhiệm 01 Phụ trách

đào tạo kiêm kiểm tra chất lượng sửa chữa. Hiện tại bộ phận đào tạo hoạt

động đạt hiệu quả thấp. Ta có thể thấy:

- Chính sách về nguồn nhân lực của Công ty luôn ưu tiên, trong đó việc

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được chú trọng nhưng chưa liên tục và công tác thực hiện chưa thật đầy đủ và đáp ứng nhu cầu đào tạo của Công ty.

- Bộ phận đào tạo phải thực hiện công tác tổ chức đào tạo chỉ cho Phòng dịch vụ chứ không cho toàn công ty như nhiệm vụ phân công; đồng thời với nhân sự hiện tại là 01 người thì không thể thực hiện được công tác này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần DANA (full) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)