GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DANA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần DANA (full) (Trang 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DANA

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần DANA có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ô tô Ford bắt đầu hoạt động từ ngày 16 tháng 6 năm 1998. Công ty

được hình thành trên cơ sở vốn góp của Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SAVICO) với một số cá nhân, trong đó phần vốn góp của SAVICO thường duy trì chiếm trên 50%/tổng vốn nên từ khi thành lập đến nay SAVICO là đơn vị quản lý chính của Công ty cổ phần DANA.

Ngày 29/6/2007, Công ty được cổ phần hóa theo quyết định số 07/QĐ- HĐTV-2007 của Hội đồng thành viên Công ty TNHH TM và DV Ô tô Ford.

Ngày 02/7/2007 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001500 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 02/7/2007 với sự đa dạng trong loại hình kinh doanh như: kinh doanh xe ô tô mới của Ford, kinh doanh ô tô cũ các loại, sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô, chăm sóc xe ô tô, kinh doanh dịch vụ du lịch, địa ốc…

Trải qua 16 năm hoạt động kinh doanh, DANA đã có những bước phát triển vượt bậc, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao và đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường ô tô tại Miền Trung và Tây Nguyên. Công ty cổ phần DANA định hướng chiến lược đến năm 2015 trở thành Công ty kinh doanh thương mại dịch vụ ô tô có uy tín, chất lượng cao tại Miền Trung – Tây Nguyên.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Chc năng

35

- Các hoạt động kinh doanh ô tô

Kinh doanh xe ô tô mới nhãn hiệu Ford lắp ráp tại Việt Nam.

Kinh doanh xe ô tô đã qua sử dụng nhãn hiệu Ford lắp ráp tại Việt Nam và các nhãn hiệu khác.

- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ

Bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa, đại tu phương tiện thiết bị cơ giới. Cung cấp các phụ tùng chính hiệu Ford và các hãng khác.

Mua bán, lắp ráp phụ kiện và chăm sóc xe ô tô.

b. Nhim v

Công ty DANA thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh của Công ty theo chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước bảo đảm

đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế, các chỉ tiêu xây dựng phát triển cơ sở vật chất để tăng cường và phát triển mạng lưới kinh doanh.

- Đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Thực hiện

đầy đủ chính sách, chếđộđãi ngộ, về an toàn bảo hộđối với người lao động. - Ngoài ra Công ty còn thực hiện các nhiệm vụ: Mở rộng thị trường Miền Trung, nghiên cứu lập dự án phát triển ngành nghề khác.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Công ty cổ phần DANA được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần trên cơ sở tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cách tổ chức bộ máy của Công ty DANA có sự chuyên môn hoá, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn; tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng.

36

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Hình 2.1. Sơđồ tổ chức Công ty cổ phần DANA

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

Ban giám đốc: có trách nhiệm điều hành, quản lý và giám sát hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc và 4 Giám đốc (Giám đốc kinh doanh, Giám đốc dịch vụ, Giám đốc chi nhánh Bình Định, Giám đốc chi nhánh Gia Lai). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phòng và bộ phận chức năng

Phòng kinh doanh: nghiên cứu thị trường, tham mưu cho Ban Giám

đốc về công tác kinh doanh xe, đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh bán xe và mở rộng thị trường, xây dựng và triển khai chính sách bán hàng, thực hiện công tác bán xe ô tô. Hỗ trợ công tác kinh doanh xe ô tô cho chi nhánh.

Phòng hành chính – nhân sự: tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác nhân sự, hành chính, công tác đánh giá khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng lao động, tổ chức chấm công, xây dựng chính sách lương, thực hiện công tác

Bộ phận Điện P.TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC Chi nhánh Bình Định Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Dịch vụ Phòng Phụ Tùng Chi nhánh Gia Lai P.Hành chính Nhân Sự Bộ phận DCRC Bộ phận Cố vấn dịch vụ Bộ phận Đào tạo Bộ phận Máy gầm Trung tâm Đồng Sơn

37

hành chính nhân sự. Hỗ trợ công tác Hành chính - Nhân sự cho chi nhánh.

Phòng kế toán: tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính, hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán tài chính, thực hiện các công tác về

tài chính kế toán, phản ánh tình hình tài chính của Công ty để làm cơ sở báo cáo số liệu kịp thời, quản lý tài chính công ty.

Phòng phụ tùng: tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác kinh doanh phụ tùng. Thực hiện các công việc về đặt hàng mua, cung cấp theo yêu cầu, phân tích phụ tùng tồn kho. Hỗ trợ công tác phụ tùng cho chi nhánh.

Bộ phận đào tạo: Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch kiểm tra, kế hoạch khảo sát thực trạng của đội ngũ nhân viên dịch vụ, kỹ thuật. Có trách nhiệm lên phương án đào tạo, tập huấn để nâng trình độ tay nghề, nghiệp vụ dựa trên kết quả kiểm tra, sát hạch.

Bộ phận DCRC: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc về quá trình tiếp xúc, chăm sóc khách hàng. Cập nhật thông tin, lập kế hoạch theo dõi lịch bảo dưỡng theo định kỳ của khách hàng và báo cáo dịch vụ.

Phòng dịch vụ: tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý và kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe. Quản lý hoạt động của các bộ

phân trực thuộc phòng dịch vụ đảm bảo tốt công tác kinh doanh dịch vụ sửa chữa bảo hành và hỗ trợ công tác dịch vụ cho chi nhánh.

Các bộ phận thuộc phòng dịch vụ

Bộ phận Cố vấn dịch vụ: tham mưu và thực hiện các công việc: tổ

chức đón khách; tiếp nhận thông tin yêu cầu mua hàng, nhận xe cần sửa chữa; khám kiểm tra xe và lập phiếu yêu cầu sửa chữa; phân xe đến các bộ phận, kỹ

thuật viên sửa chữa và hướng dẫn khách hàng thanh toán chi phí sửa chữa.

Bộ phận Điện, Máy gầm, Trung tâm Đồng - Sơn: tham mưu cho cố

vấn dịch vụ và Giám đốc dịch vụ về kỹ thuật chuyên môn. Thực hiện các công việc sửa chữa theo phân công của cố vấn dịch vụ và trưởng bộ phận.

38

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DANA PHẦN DANA

2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh

Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán và sửa chữa xe ô tô là sản phẩm công nghệ cao, yêu cầu tuân thủ theo các quy trình, quy chuẩn về dịch vụ và yêu cầu kỹ thuật cao do nhà cung cấp quy định; mặt khác đây là lĩnh vực ngày càng bị canh tranh do có ngày càng có nhiều đơn vị sản xuất cung cấp xe ô tô, phụ tùng và nhiều đơn vị nhận làm đại lý cho các hãng xe ô tô gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh này với quy mô đầu tư ngày càng lớn và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ tạo nên sức ép đòi hỏi Công ty DANA ngày phải càng tự nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh Công ty để giữ vững và thu hút nhiều hơn nữa khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình.

2.2.2. Thị trường, khách hàng

Công ty DANA là Đại lý ủy quyền của Công ty TNHH Ford Việt Nam và được bán xe và làm dịch vụ sửa chữa cho các khách hàng tập trung tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Sản phẩm chính Công ty cung cấp cho thị trường là xe ô tô Ford, xe ô tô đã qua sử dụng, dịch vụ sửa chữa xe, phu tùng và các phụ kiện xe ô tô nên Công ty xác định đối tượng khách hàng của công ty hiện nay khá rộng bao gồm các đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Công ty, trong đó tập trung:

- Khách hàng tổ chức: các đơn vị hành chính nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty cổ phần.

- Khách hàng cá nhân: doanh nghiệp tư nhân, các xưởng dịch vụ

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Tình hình sử dụng các nguồn lực tại Công ty DANA

a. Ngun nhân lc

- Số lượng và cơ cấu lao động: Nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, bởi vì con người là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Với một lực lượng có trình độ tốt sẽ tạo hiệu quả

cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng lao động tại Công ty DANA

Năm 2012 Năm 2013 30/06/2014 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số 130 130 155 Ban Tổng giám đốc 2 1,5% 2 1,5% 2 1,3% Khối kinh doanh 19 14,6% 19 14,6% 27 17,4% Cán bộ quản lý 2 1,5% 2 1,5% 1 0,6% Nviên kinh doanh 15 11,5% 15 11,5% 24 15,5% Nhân viên phụ kiện 2 1,5% 2 1,5% 2 1,3% Khối D.vụ - K.thuật 73 56,2% 73 56,2% 84 54,2% Cán bộ quản lý 6 4,6% 6 4,6% 7 4,5% Nhân viên kỹ thuật 62 47,7% 62 47,7% 71 45,8% N.viên phụ tùng 5 3,8% 5 3,8% 6 3,9% Khối văn phòng 36 27,7% 36 27,7% 42 27,1% Cán bộ quản lý 4 3,1% 4 3,1% 5 3,2% N.viên nghiệp vụ 17 13,1% 17 13,1% 20 12,9% Phân theo công việc Nhân viên phục vụ 15 11,5% 15 11,5% 17 11,0%

Nguồn: Số liệu theo dõi của phòng Hành chính – Nhân sự

Theo số lượng lao động của Công ty cổ phần DANA báo cáo cuối năm 2012, 2013 thì số lượng lao động không tăng. Năm 2014 do Công ty DANA trển khai ở mới 01 chi nhánh theo tiêu chuẩn đại lý 2S (do Ford quy định là

40

điểm là đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ ô tô nên số lượng lao động thuộc khối dịch vụ (54,2%/tổng lao động) và kinh doanh (17,4%/tổng lao

động) tổng khối kinh doanh và dịch vụ là 71,6%/tổng lao động; chiếm tỷ lệ

lớn là tương đối phù hợp. Xét số lượng và tỷ lệ lao động chiếm 27%/tổng lao

động của khối văn phòng thì mức tỷ lệ này là cao. Tập trung vào 02 nhóm chính là nhân viên nghiệp vụ (tỷ lệ 12,9%/tổng lao động) và nhân viên phục vụ (tỷ lệ 11%/tổng số lao động). Theo kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ của Viện quản lý kinh tế Trung ương năm 2007 thì tỷ lệ này lần lượt là tỷ

lệ khối kinh doanh và dịch vụ: 78,9%/tổng lao động; tỷ lệ khối văn phòng là 5,4%/tổng lao động.

-Cơ cấu giới tính và hình thức lao động:

Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính và hình thức lao động

Năm 2012 Năm 2013 30/06/2014 Chỉ tiêu Số

lượng Tỷ% lệ lượSống T% ỷ lệ lượSống Tỷ% lệ Tổng số 130 130 155

Lao động trực tiếp 82 63,1% 84 64,6% 103 66,5% Phân theo

hình thức

lao động Lao động gián tiếp 48 36,9% 46 35,4% 52 33,5% Lao động nữ 28 21,5% 28 21,5% 30 19,4% Phân theo giới tính Lao động nam 102 78,5% 102 78,5% 125 80,6% LĐ nữ - trực tiếp 5 3,8% 5 3,8% 5 3,2% LĐ nam - trực tiếp 77 59,2% 79 60,8% 98 63,2% LĐ nữ - gián tiếp 21 16,2% 21 16,2% 24 15,5% Cơ cấu lao động theo giới tính - hình thức

lao động LĐ nam - gián tiếp 27 20,8% 25 19,2% 28 18,1% Nam 11 8,5% 11 8,5% 12 7,7% Cơ cấu

giới tính cán bộ

quản lý Nữ 2 1,5% 2 1,5% 2 1,3%

Nguồn: Số liệu theo dõi của phòng Hành chính – Nhân sự

41

và dịch vụ sửa chữa nên số lượng lao động nam chiếm đa số, số lượng nhân viên nữ chỉ tập trung trong bộ phận kế toán, bộ phận trung tâm quan hệ khách hàng và bộ phận hành chính. Lực lượng lao động là nam giới chiếm chủ yếu tới hơn 78% đến 80%/tổng số lao động, trong khi đó lao động là nữ chỉ chiếm khoảng 19%/tổng số lao động. Theo đó, tỷ lệ lao động nữ trong hoạt động gián tiếp và trực tiếp thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nam; số lượng lao

động nữ lao động trực tiếp chiếm 3,2%/tổng lao động (bao gồm 04 nhân viên kinh doanh ô tô, 01 nhân viên kinh doanh bán phụ kiện ô tô) và nữ lao động gián tiếp chiếm 15,5%/tổng lao động (bao gồm: 16 lao động nghiệp vụ thuộc phòng kế toán, bộ phận DCRC; 07 nhân viên phục vụ thuộc phòng hành chính; 02 cán bộ quản lý).

Tỷ lệ lao động gián tiếp cao trong khi khả năng khai thác thị trường ngày càng khó khăn, mức tăng doanh thu, lợi nhuận là rất thấp nên việc Công ty duy trì số lượng lao động gián tiếp sẽ phần nào gây nên áp lực lớn về chi phí tiền lương chi trả. Đối với một đơn vị kinh doanh thương mại như Công ty DANA thì việc chú trọng đầu tư nhân sự trực tiếp sẽ đáp ứng được việc gia tăng các chỉ tiêu kinh doanh. Tỷ lệ lao động trực tiếp năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 1,9%

Tỷ lệ lao động nam cao hơn nữ trong một doanh nghiệp là một lợi thế. Tuy nhiên, đây không phải là do chính sách tuyển dụng của Công ty mà do thực tế nguồn lao động chỉ có các kỹ thuật viên là lao động nam đồng thời nhân viên kinh doanh là nam cũng ứng tuyển vào vị trí bán hàng nhiều hơn là nữ nên số lượng người lao động của Công ty DANA có đặc điểm lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ. Trên thực tế cho thấy với một số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị trí như nhân viên bán hàng phụ kiện, bán xe ô tô thì nhân viên nữ đảm nhận tốt hơn nhân viên nam rất nhiều; vì vậy Công ty DANA cần cân nhắc bố trí nhân viên nữ đảm nhận công việc bán hàng phù hợp để nâng cao hiệu quả

42 kinh doanh.

- Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Năm 2012 Năm 2013 30/06/2014 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số 130 130 155 Kinh doanh - Kinh tế 19 14,6% 19 14,6% 24 15,5% Tài chính - Kế toán 16 12,3% 16 12,3% 19 12,3% Ngoại thương 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% Anh văn 3 2,3% 3 2,3% 3 1,9% Hành chánh 1 0,8% 1 0,8% 1 0,6% Lđộng - Qlý nhân lực 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% Luật 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% Cơ khí 11 8,5% 11 8,5% 21 13,5% Động lực 13 10,0% 13 10,0% 19 12,3% Kỹ thuật sửa chữa ôtô 46 35,4% 46 35,4% 47 30,3% Phân theo chuyên ngành tốt nghiệp Khác 21 16,2% 21 16,2% 21 13,5%

Nguồn: Số liệu theo dõi của phòng Hành chính – Nhân sự

Chuyên ngành chuyên môn của lực lượng lao động tại Công ty cổ phần DANA tập trung vào 02 chuyên ngành chính là kỹ thuật và quản trị kinh doanh, theo số liệu đến 30/06/2014: số lao động tốt nghiệp chuyên ngành kỹ

thuật là 87 người (trong đó có 06 cán bộ quản lý, 01 nhân viên phụ kiện, 03 nhân viên phụ tùng 77 nhân viên kỹ thuật) chiếm tỷ lệ 55,5%/tổng lao động; số lao động tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh là 24 người (trong

đó có cán bộ quản lý là 03 người, nhân viên kinh doanh là 17 người và 04 nhân viên nghiệp vụ) chiếm 15,5%/tổng lao động; số lao động tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần DANA (full) (Trang 42)