Nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 65)

Bảng 4.12: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nông nghiệp 326 537 70 211 64,72 (467) (86,97) Thủy sản 609 3.515 3.950 2.906 477,18 435 12,38 Thương mại và dịch vụ 305 390 1.090 85 27,87 700 179,49 Xây dựng 434 650 407 216 49,77 (243) (37,39) Khác 487 1.519 1.059 1.032 211,91 (460) (30,28) Tổng 2.161 6.611 6.576 4.450 205,92 (35) (0,53)

Nông nghiệp: Qua bảng 4.12 cho ta thấy nợ xấu về nông nghiệp tăng giảm không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm chỉ còn ở mức thấp trong năm 2013. Về tỷ trọng nợ xấu đều thấp trong các ngành khác 15,09% năm 2011 và 8,12% trong năm 2012 chỉ cao hơn ngành thương mại – và dịch vụ, riêng năm 2013 nợ xấu chỉ còn 1,06% thấp nhất trong tất cả ngành. Cụ thể nợ xấu nông nghiệp năm 2012 là 537 triệu đồng tương ứng tăng 211 triệu đồng với 64,72% so với năm 2011. Năm 2013 nợ xấu nông nghiệp không những tăng mà còn giảm chỉ còn 70 triệu đồng giảm 467 triệu đồng tương ứng 86,97% so với năm 2012. Do người dân sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao, đồng thời do ngân hàng đã nâng cao công tác thẩm định và cho vay đối với những khách hàng có những dự án sản xuất thật sự khả thi. Qua đó cho ta thấy ngân hàng thường xuyên theo sát từng khoản mục cho vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, do đó khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thuỷ sản: Nợ xấu đối với ngành này tăng mạnh từ năm 2012 đến nay. Cụ

thể năm 2012 nợ xấu ngành này là 3515 triệu đồng tăng 2.906 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng là 477,18% một tốc độ rất cao. Đến năm 2013 nợ xấu ngân hàng vẫn còn ở mức cao nhưng tăng chậm trở lại so với năm 2012 với 3.950 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,38% tương ứng tăng 435 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngành thuỷ sản ở năm 2011 đạt được lợi nhuận cao nên người dân tập trung vào ngành này, đến năm 2012 do quá trình tập trung dẫn đến đầu ra gặp khó khăn nên công tác thu nợ gặp trở ngại và nợ xấu ngành này tăng khá cao. Mặt khác là do giá cá tra giảm mạnh, các nhà máy chế biến chỉ hoạt động cầm chừng, người nuôi thua lỗ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và cần có thời gian để khôi phục lại. Do ngân hàng hạn chế cho vay ở ngành này và quản lý công tác thu hồi nợ cũng như cho vay chặt chẽ hơn nên nợ xấu đối với ngành này được kiểm soát trong năm 2013.

Thƣơng mại và dịch vụ: Bảng 4.12 cũng cho ta thấy nợ xấu nhóm ngành

này vẫn tăng nhẹ qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng nợ xấu toàn ngành trong năm 2011 và năm 2012, nhưng đến năm 2013 nợ xấu ngành này lại tăng mạnh. Như năm 2011 nợ xấu ngành này là 305 triệu đồng đến năm 2012 nợ xấu ngành thương mại và dịch vụ là 390 triệu đồng tăng 85 triệu đồng tương ứng với 27,87% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do việc thu mua lương thực, kinh doanh thức ăn gia súc - gia cầm… của khách hàng đạt hiệu quả nên đem lại lợi nhuận cao và đồng thời công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng đạt hiệu quả, do đó tình trạng nợ xấu được duy trì ở mức thấp. Nhưng

đầu năm 2013 nợ xấu lại tăng mạnh và lên đến 1.090 triệu đồng tăng 700 triệu đồng tương ứng 179,49% so với năm 2012, nguyên nhân là do ngân hàng tăng doanh số cho vay ở ngành này nhưng doanh số thu nợ ngày này lại có chiều hướng giảm dẫn đến nợ xấu tăng cao. Vì thế ngân hàng cần thận trọng trong khâu cho vay cũng như thẩm định những dự án khả thi để hạn chế nợ xấu đến mức tối đa.

Xây dựng: Nợ xấu nhóm ngành xây dựng tăng giảm không ổn định từ năm

2011 – 2013. Năm 2011 nợ xấu ngành xây dựng là 305 triệu đồng đến năm 2012 nợ xấu ngành xây dựng lên đến 650 triệu đồng tương ứng 49,77% tăng 216 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2013 nợ xấu ngành này là 407 triệu đồng giảm 243 triệu đồng tương ứng 37,39% so với năm 2012. Nguyên nhân do doanh số cho vay ở ngành này giảm xuống cùng với đó thu nợ ngành này lại tăng lên, mặt khác ngành xây dựng hiện nay vẫn còn trong tình trạng đóng băng nên gặp không ít khó khăn nhưng nhờ công tác thẩm định và cho vay đối với những khách hàng có dự án khả thi nên công tác thu hồi nợ vẫn được ổn định.

Khác: Nợ xấu nhóm ngành này tăng cao trong năm 2012 với tỷ trọng tương

đối cao chỉ sau ngành thủy sản (22,98% trong năm 2012), nhưng lại giảm tương đối ở năm 2013. Như năm 2012 nợ xấu lại tăng rất cao lên đến 1.519 triệu đồng tăng 1.032 triệu đồng tăng tương ứng 211,91% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu nhóm này là 1.059 triệu đồng giảm 460 triệu đồng giảm 30,28% so với năm 2012. Do mở rộng quy mô về hoạt động cho vay nên nợ xấu các nhóm ngành khác vẫn tăng theo nhưng nhìn chung vẫn giữ được ở mức thấp cho phép nằm trong kế hoạch của ngân hàng.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Nông nghiệp Xây dựng Thương mại – dịch vụ Khác Thủy sản Tổng

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Hình 4.10 Biểu đồ nợ xấu theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)