PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 28)

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:

Số liệu được thu thập thông qua: thu thập trực tiếp tại ngân hàng liệu từ các báo cáo và những tài liệu có liên quan của ngân hàng.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích:

- Dùng phương pháp so sánh để đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thới Lai, bao gồm:

+ So sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 – y0 Trong đó:

y1 : chỉ tiêu năm trước. y0 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay

Tổng nợ xấu

Nợ xấu trên dư nợ = x 100% Tổng dư nợ

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ So sánh tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y1

∆y(%) = 1 * 100% yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y(%): biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT HUYỆN THỚI LAI 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHNo & PTNT VIỆT NAM

Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo & PTNT Việt Nam (Agribank).

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo & PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung - dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp nông nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002 Agribank tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 Agribank là thành viên của Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội NH Châu Á (ABA), trong đó Tổng Giám đốc Agribank là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặn đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam

Năm 2013, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Cũng trong năm này Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ: trên 523.088 tỷ đồng.

- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN THỚI LAI 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT

huyện Thới Lai

Tên giao dịch: NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Thới Lai. Tên viết tắt: Agribank.

Địa chỉ: Ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, Huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ.

Điện thoại: 07103.680.889 Fax : 07103.680.689 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai là một

trong những chi nhánh (cấp III) của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Quyết định số 52/QĐ- NHNo.TCCB, ngày 01 tháng 04 năm 2004 của Giám đốc NHNo & PTNT TP.Cần Thơ, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 01 năm 2005.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai trước đây là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ. Căn cứ Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 đã đổi tên chi nhánh NHNo & PTNT huyện Cờ Đỏ thành chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Lai. Theo địa giới hành chính, để phù hợp với tính pháp lý và chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trụ sở chi nhánh đặt tại ấp Thới Thuận B, Thị Trấn Thới Lai.

NHNo & PTNT huyện Thới Lai được hình thành khi nền kinh tế có nhiều biến động, họat động trong cơ chế thị trường với biết bao thử thách, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và về nhân lực, nhưng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu nổ lực của cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh cùng với sự hổ trợ quan tâm của huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và NHNo & PTNT TP.Cần Thơ chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Với phương châm “Kinh doanh để phục vụ - phục vụ để kinh doanh” NHNo & PTNT huyện Thới Lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất

lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền,… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nhằm thực hiện các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân. NHNo & PTNT huyện Thới Lai giờ đây đã trở thành một người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong toàn huyện.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy quản lý

3.2.2.1. Chức năng chi nhánh

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Lai là ngân hàng thương mại Nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng với các nghiệp vụ như sau:

- Nhận các loại tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.

- Phát hành kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân và tổ chức kinh tế. Mở tài khoản trả lương qua tài khoản trên cơ sở phát hành thẻ ATM cho hầu hết cán bộ công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt nam đối với các khách hành thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư với lãi suất thỏa thuận.

- Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ công nhân viên, cho vay người đi lao động và làm việc ở nước ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức lãi suất thấp.

- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối bằng đồng Việt nam và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng với chi phí thấp và an toàn.

3.2.2.2. Bộ máy tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Lai có trụ sở chính đặt tại: Ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, tổng số cán bộ công nhân viên là 25 người, trong đó gồm: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trưởng phòng kinh

doanh, 01 trưởng phòng kế toán, 11 CBTD, 05 kế toán, 03 kiểm ngân, 02 hành chánh.

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới lai.

Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của NHNo & PTNT huyện Thới Lai, Ban giám đốc hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực, đúng người đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chương trình công tác. Vào đầu mỗi tháng họp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng trước và định hướng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp với chương trình kế hoạch mà ngân hàng cấp trên đề ra.

Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng công tác của từng cán bộ. Trong nội bộ cơ quan có sự đoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay.

GIÁM ĐỐC

P.GĐ KẾ TÓAN

PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH

3.2.2.3. Chức năng của từng phòng ban

a) Ban giám đốc

- Giám đốc: Là người có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh. Giám đốc được quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

- Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng (trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc).

b) Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh như: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc xử dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và xử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của NH cấp trên.

c) Phòng Kế Toán – Ngân quỹ

Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp NSNN. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và xử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các

quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)