Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 46)

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Nông nghiệp 75.910 95.469 114.673 19.559 25,77 19.204 20,12 Thủy sản 109.656 68.742 52.769 (40.914) (37,31) (15.973) (23,24) Thương mại và dịch vụ 145.396 161.748 201.550 16.352 11,25 39.802 24,61 Xây dựng 26.489 28.572 31.633 2.083 7,86 3.061 10,71 Khác 41.043 61.725 73.065 20.682 50,39 11.340 18,37 Tổng 398.494 416.256 473.690 17.762 4,46 57.434 13,80

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Nông nghiệp: Hiện nay, nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của người

dân trong huyện ngày càng nhiều, đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu đó. Từ nhu cầu trên, chi nhánh NHNo huyện Thới Lai luôn xem tài trợ tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn là một hoạt động truyền thống. NHNo huyện xem xét nhu cầu vay vốn của người dân, từ đó xét duyệt mức độ cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt phải bảo toàn nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay nông nghiệp vẫn tăng ổn định qua các năm. Cụ thể như doanh số cho vay nông nghiệp năm 2012 là 95.469 triệu đồng tăng 19.559 triệu đồng tương ứng 25,77% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số cho vay nông nghiệp vẫn tăng 19.204 triệu đồng tương ứng 20,12% tuy có thấp hơn năm 2012 nhưng vẫn đạt được sự ổn định.

Thuỷ sản: Doanh số cho vay ngành này có sự giảm liên tục từ năm 2011-

2013. Năm 2012 doanh số cho vay ngành này giảm mạnh 40.914 triệu đồng tương ứng 37,31% so với năm 2011 và duy trì ở mức 68.742 triệu đồng. Sang năm 2013, doanh số cho vay thuỷ sản lại tiếp tục giảm xuống nhưng ở mức thấp hơn 23,34% với 15.973 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do vào năm 2010 người dân thấy ngành thủy sản đạt hiệu quả cao nên tập trung vào đầu tư nuôi cá, dẫn đến lượng cung vượt hơn số lượng cầu làm cho giá cá sụt giảm mạnh, nhiều người dân bị thua lỗ nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ

của ngân hàng vì thế ngân hàng hạn chế bớt khi cho vay các đối tượng trong ngành này.

Thƣơng mại – dịch vụ: Qua bảng 4.1ta thấy doanh số cho vay thương mại và dịch vụ điều tăng qua các năm và doanh số cho vay theo ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 16.362 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 11,25% so với năm 2011. Tiếp đến năm 2013 doanh số cho vay tăng 39.802 triệu đồng tương ứng với 24,61% so với năm 2012. Nguyên nhân là do huyện Thới Lai chủ yếu sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa là chính, vì vậy đây là điều kiện cho nghề thu mua, sấy, chế biến lương thực phát triển nên ngân hàng đã mạnh dạng đầu tư vốn vay để phát triển loại hình dịch vụ này, và đồng thời giải quyết tình trạng nông sản không thể tiêu thụ được do quá trình thu hoạch hàng loạt.

Xây dựng: Năm 2012 doanh số cho vay ngành xây dựng 28.572 triệu đồng

tăng 2.083 triệu đồng tương ứng với 7,86% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 lãi suất tăng cao lên đến 19%/năm, mặt khác giá vật tư xây dựng tăng mạnh, nhu cầu thực về nhà ở thấp dẫn đến doanh số cho vay năm này tăng nhẹ. Sang năm 2013 doanh số cho vay ngành xây dựng vẫn tiếp tục tăng ổn định 31.633 triệu đồng tăng 3.061 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,71%, do trong năm 2013 ngân hàng hạ lãi suất cho vay xuống còn 14,8%/năm thúc đẩy người dân có nhu cầu về xây dựng. Ngoài ra, do thị trường bất động sản vẫn còn trong tình trạng đóng băng nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay đối với ngành này.

Khác: Doanh số cho vay các ngành khác tăng liên tục qua các năm. Năm

2012 doanh số cho vay các ngành khác tăng tương đối cao 20.682 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 50,39% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay đối với đối tượng này tăng thấp hơn mức tăng 2012, cụ thể là 11.340 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,37% so với năm 2012. Nguyên nhân là do người dân muốn mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Lý do khác doanh số cho vay ngành này là cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng cũng giữ tỷ trọng ở mức thấp nhằm đảm bảo vòng vay ở mức cao để hoạt động ngân hàng hoạt được đảm bảo.

Tóm lại, sự tăng giảm doanh số cho vay từng ngành do các nguyên nhân trên đều ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Nhưng nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng qua các năm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nguồn

vốn cho địa bàn, giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đạt 416.256 triệu đồng tăng 17.762 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,46% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng 57.434 triệu đồng tương ứng 13,84% so với năm 2012. Tuy hoạt động đạt hiệu quả nhưng có cũng có những thành phần ngành nghề hoạt động không hiệu quả lắm. Mặt khác hạn chế rủi ro tín dụng bằng cách đa dạng hóa hoạt động của mình, trong thời gian tới khi tình hình kinh tế dần bước vào ổn định thì ngân hàng cần có những biện pháp nhằm tăng cường cho vay đối với những thành phần ngành nghề có dự án mang tính khả thi cao, cân đối không tập trung cho vay nhiều ở một thành phần hay ngành nghề nào.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Xây dựng Khác Nông nghiệp Thủy sản Thương mại – dịch vụ Tổng

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Hình 4.2: Biểu đồ doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Laitừ 2011 - 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 46)