Phân tích tình hình dƣ nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 56)

Dự nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả, dự nợ bao gồm: nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh hoặc nợ khó đòi. Qua đó có thể cho chúng ta biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng cần phải thu từ khách hàng.

4.1.3.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.7: Dƣ nợ theo thời hạn tín dụng tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 – 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Ngắn hạn 179.406 200.470 235.055 21.064 11,74 34.585 17,25 Trung và dài hạn 66.752 79.730 95.722 12.978 19,44 15.992 20,06 Tổng 246.158 280.200 330.777 34.042 13,83 50.577 18,05

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNN huyện Thới Lai)

Ngắn hạn: Qua bảng 4.7 cho ta thấy dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 200.470

triệu đồng tăng 21.064 triệu đồng tương ứng với 11,74% so với năm 2011. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá cao chiếm hơn 70% trong tổng dư nợ, điều này cho thấy ngân hàng tập chung cho vay vào các khoảng cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế bớt rủi ro. Đến năm 2013 dư nợ ngắn hạn đạt 235.055 triệu đồng tăng 34.585 triệu đồng tương ứng 17,25% so với năm 2012. Dư nợ cho vay liên tục gia tăng đó là do sự gia tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ đảm bảo hoạt động ngân hàng luôn được cân đối và giữ ở mức ổn định.

Trung và dài hạn: Ngược lại dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 79.730 triệu đồng tăng 12.978 triệu đồng tương ứng 19,44% so với năm 2011. Sang năm 2013 dư nợ cho vay tăng lên đến 95.722 triệu đồng tăng 15.992 triệu đồng tương ứng 20.06%. Do những khoản vay trung và dài hạn chưa đến hạn thu hồi nên làm cho dư nợ tăng khá cao. Khi nền kinh tế địa phương ổn định ngân hàng cần có những biện pháp tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải hết sức cảnh giác vì nếu mở rộng tín dụng trung và dài hạn thì đồng nghĩa với rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ tăng lên, muốn vậy ngân hàng cần phải nâng cao khả năng dự báo tình hình của nền kinh tế trong trung và dài hạn, lường trước được diễn biến của nền kinh tế.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Trung và dài hạn Ngắn hạn Tổng

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Hình 4.7 Biểu đồ dƣ nợ theo thời hạn tín dụng tại NHNo & PTNT Thới Laitừ 2011 - 2013

4.1.3.2. Dư nợ theo ngành kinh tế

Bảng 4.8: Dƣ nợ theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Nông nghiệp 61.472 79.572 104.831 18.100 29,44 25.259 31,74 Thủy sản 33.541 24.643 20.871 (8.898) (26,53) (3.772) (15,31) Thương mại và dịch vụ 92.643 106.473 124.449 13.830 14,93 17.976 16,88 Xây dựng 30.542 35.521 40.614 4.979 16,30 5.093 14,34 Khác 27.960 33.991 40.012 6.031 21,57 6.021 17,71 Tổng 246.158 280.200 330.777 34.042 13,83 50.577 18,05

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Nông nghiệp: Dư nợ nông nghiệp đều tăng cao qua các năm. Năm 2012 dư

nợ cho vay đối với ngành này là 79.572 triệu đồng tăng 18.100 triệu đồng tương ứng 29,44% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 xảy ra nhiều dịch bệnh thiên tai nên người dân tăng cường vay ngân hàng nhằm cải thiện lại cây trồng vật nuôi. Kèm theo đó quá trình thu nợ của người dân gặp nhiều khó khăn dẫn đến dư nợ cho vay tăng cao. Năm 2013 dư nợ cho vay là 104.831 triệu đồng tăng 25.259 triệu đồng tương ứng 31,74% so với năm 2012. Mặc dù đều

tăng cao gần giống như 2012 nhưng cơ cấu về dư nợ có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, do nhiều hộ nông dân đã cải thiện được quá trình trồng trọt, chăn nuôi và vay lại để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

Thuỷ sản: Năm 2012 dư nợ ngành thuỷ sản giảm 26,53% tương ứng với 8.898 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ cho vay của ngành này là 20.871 triệu đồng tiếp tục giảm 3.772 triệu đồng tương ứng giảm 15,31% so với năm 2012. Điều này có thể giải thích là do tình hình nuôi cá của người dân gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh, không có thị trường tiêu thụ, mặt khác quá trình đầu tư ồ ạt, từ đó dẫn đến người nuôi thua lỗ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng làm cho công tác thu hồi nợ giảm xuống, ngoài ra do ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với ngành này để hạn chế rủi ro nên làm cho dư nợ của ngành giảm xuống.

Thƣơng mại và dịch vụ: Nhìn chung dư nợ cho vay đối với ngành này đều tăng ổn định qua các năm gần đây. Cụ thể năm 2012 dư nợ cho vay 106.473 triệu đồng tương ứng tăng 13.830 triệu đồng với tốc độ tăng 14,93%. Nguyên nhân là do nền sản xuất kinh doanh của huyện đang diễn ra sôi nổi và đặc biệt là ngành thu mua lúa gạo rất được khuyến khích, do giá cả nông nghiệp giảm trong quá trình thu hoạch đồng loạt đây là kênh thu mua nhằm giải quyết lượng tồn đọng nông sản trong dân mỗi khi thu hoạch rộ, vì vậy làm cho dư nợ tăng lên. Sang năm 2013 dư nợ đối với ngành này đạt 124.449 triệu đồng tương ứng tăng 17,976 triệu đồng với tốc độ tăng 16,88% so với năm 2012. Sự tăng này do nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu lúa gạo nên giá lúa tăng trở lại tạo điều kiện cho ngành dịch vụ này phát triển ngoài ra cũng làm cho công tác thu hồi nợ được dễ dàng với những dự án khả thi và đạt hiệu quả cao.

Xây dựng: giống với ngành thương mại – dịch vụ dư nợ cho vay đối với

ngành này tăng ổn định qua các năm trở lại đây và tăng mạnh nhất vào năm 2012. Năm 2012 dư nợ là 35.521 triệu đồng tăng 4.979 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 16,30% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ ngành vày vẫn giữ được sự ổn định về tỷ trọng so với các ngành khác và tiếp tục tăng 5.093 triệu đồng tương ứng 14,34% so với năm 2012. Dư nợ cho vay đối với ngành này tương đối thấp là do chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn chưa đến hạn thanh toán làm cho dư nợ ngành này tăng lên dần qua các năm.

Khác: Dư nợ cho vay đối với các ngành khác cũng tăng lên qua các năm,

đồng tương ứng với tốc độ tăng 21,57% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2013 dư nợ cho vay đạt 40.012 triệu đồng tăng 6.021 triệu đồng tương ứng 17,71% so với năm 2012. Dư nợ liên tục tăng là do ngân hàng nhận thấy triển vọng ở các ngành này nên đã mạnh dạng tăng dư nợ vào lĩnh vực này và làm tăng tỷ trọng so với tổng dư nợ.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Thủy sản Xây dựng Khác Nông nghiệp Thương mại – dịch vụ Tổng

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Hình 4.8 Biểu đồ dƣ nợ theo ngành kinh tế NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013

4.1.3.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 4.9: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Doanh nghiệp 11.550 12.520 16.755 970 8,40 4.235 33,83 Hộ cá thể 234.608 267.680 314.022 33.072 14,10 46.342 17,31

Tổng 246.158 280.200 330.777 34.042 13,83 50.577 18,05

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Doanh nghiệp: Do doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, dư nợ đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ cho nên ngân hàng liên tục tăng vốn cho các doanh nghiệp nhằm kích thích sự phát triển kinh tế trong huyện nhà vì thế dư nợ lĩnh vực này tăng cùng với doanh số cho vay. Năm 2012 dư nợ doanh nghiệp đạt

12.520 triệu đồng tăng 970 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 8,40% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ ngành này tiếp tục tăng tương đối cao 33,83% tương ứng 4.235 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ngân hàng hỗ trợ những doanh nghiệp có nợ xấu với những khoản vay mới nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh.

Hộ cá thể: Đối với hộ cá thể dư nợ cho vay đối với ngành này điều tăng qua

các năm và ổn định cân đối với doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Cho thấy quá trình thẩm định đánh giá tài sản cũng như chọn đúng đối tượng khách hàng đã giúp ngân hàng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Cụ thể dư nợ hộ cá thể năm 2012 là 267.680 triệu đồng tăng 33.072 triệu đồng tương ứng 14,10% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ cho vay đối với ngành này đạt 314.022 triệu đồng tăng 46.342 triệu đồng tăng 17,31% so với cùng kỳ năm trước.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Doanh nghiệp Hộ cá thể Tổng

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNN huyện Thới Lai)

Hình 4.9 Biểu đồ dƣ nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 – 2013

4.1.3.4. Dư nợ theo từng nhóm

Cơ cấu dư nợ theo nhóm được ngân hàng phân loại theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung bằng quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, sau đó là thông tư 02/2013/TT-NHNN và sửa đổi thông tư này bằng thông tư 12/2013/TT-NHNN về gia hạn thời hạn áp dụng của thông tư 02/2013/TT-NHNN đến tháng 6/2014. Dư nợ theo nhóm tại NHNo & PTNT được phân loại như sau:

Bảng 4.10 Dƣ nợ theo từng nhóm tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Nhóm 1 235.632 269.678 320.992 34.046 14,45 51.314 19,03 Nhóm 2 8.365 3.911 3.209 (4.454) (53,25) (702) (17,95) Nhóm 3 636 1.850 656 1.214 190,88 (1.194) (64,54) Nhóm 4 922 1.546 325 624 67,68 (1.221) (78,98) Nhóm 5 603 3.215 5.595 2.612 433,17 2.380 74,03 Tổng 246.158 280.200 330.777 34.042 13,83 50.577 18,05

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNo huyện Thới Lai)

Từ bảng số liệu trên ta có thể phân tích dư nợ tại NHNo & PTNT huyện Thới Lại như sau:

Dư nợ phân làm 5 nhóm sau:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): là các khoản nợ trong hạn và quá hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn (dưới 10 ngày). Qua bảng số liệu 4.10 cho ta thấy nợ nhóm 1 điều tăng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2012 là 269.678 triệu đồng tăng 34.046 triệu đồng tương ứng 14,45% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2013 dư nợ nhóm này tiếp tục tăng 19,03% tương ứng 51.314 triệu đồng so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ nhóm 1 là 95,72% ở năm 2011, 96,25% ở năm 2012 và 97,04% ở năm 2013. Với tỷ trọng khá cao so với tổng dư nợ, sự thay đổi dư nợ nhóm 1 ảnh hưởng rất lớn đến tổng dư nợ nhưng đó lại là nhóm nợ có khả năng thu hồi cao và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý tốt thì có sự chuyển nhóm nợ sang nhóm 2 và nợ xấu nhóm 3,4,5 sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Nhìn chung dư nợ nhóm này điều giảm qua các năm cụ thể năm 2012 là 3.911 triệu đồng giảm 4.454 triệu đồng tương ứng giảm 53,25% một tỷ lệ khá cao, năm 2013 dư nợ nhóm này tiếp tục giảm còn 3.209 triệu đồng giảm 702 triệu đồng tương ứng giảm 17,95% so với năm 2012 một tỷ lệ tương đối. Dư nợ

nhóm này giảm qua các năm chưa thể cho biết được hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, nếu giảm do thu hồi được nợ đây là điều đáng mừng nhưng nếu giảm do sự chuyển đổi nhóm nợ sang nhóm cao hơn đây lại là điều không tốt đối với ngân hàng. Ngân hàng cần siết chặt hơn nữa các khoản nợ này bằng cách tăng cường giảm sát các khoản nợ cũng như đôn đốc, nhắc nhở để công tác thu hồi quản lý khoản dư nợ này đạt hệu quả.

 Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn): là các khoản nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Dư nợ nhóm này tăng cao ở năm 2012 lên đến 1.850 triệu đồng tương ứng 1.214 triệu đồng tương ứng 190,88% so với cùng kỳ năm 2011 tỷ lệ này khá cao, nhưng đến năm 2013 dư nợ nhóm này lại có chiều hướng tốt giảm 1.194 triệu đồng tưng ứng giảm 64,54% so với năm 2012. Nợ nhóm này tăng cao chủ yếu là do hoạt ảnh hưởng từ hoạt động thủy sản gặp khó khăn trong thời gian này ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng, tuy vậy thấy được sự gia tăng ở năm 2012 ngân hàng đã dùng nhiều phương pháp để hạn chế được sự tăng của dư nợ nhóm này và đạt được sự ổn định trong năm 2013 so với mặt bằng chung của các năm về trước.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): là các khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày. Các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Cũng giống như dư nợ nhóm 3 nhìn chung dư nợ nhóm này có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2012 dư nợ nhóm này tăng cao lên đến 1.546 triệu đồng tăng 624 triệu đồng tương ứng 67,68% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến năm 2013 dư nợ nhóm này giảm mạnh chỉ còn 325 triệu đồng tương ứng giảm 1.221 triệu đồng với 78.98% so với năm 2012 đây là điều tốt đối với ngân hàng nếu chỉ xét riêng dư nợ nhóm này, còn nếu nợ nhóm này giảm do chuyển sang nhóm tiếp theo là một sự rất nguy hiểm đối với hoạt động ngân hàng.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Nhìn chung dư nợ nhóm này điều tăng cao qua các năm và tăng đặc biệt mạnh nhất vào năm 2012 lên đến 3.215 triệu đồng tương ứng tăng 2.612 triệu đồng với 433,17% một tốc độ tăng rất rất cao và tiếp tục tăng lên đến 5.595 triệu đồng tăng 2.380 triệu đồng tương ứng 74,03% tuy có giảm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ tăng vẫn nằm ở mức khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do một phần là do dư

nợ ngành thủy sản ở nhóm này tăng, mặt khác do chính sách tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp với các khoảng vay trung hạn để giúp đỡ kinh tế địa phương ngày càng phát triển theo chính sách của nhà nước và chính phủ. Ngoài ra do quá trình mở rộng về quy mô cho vay trên địa bàn nên dư nợ nhóm này không ngừng tăng cao và có sự chuyển nhóm nợ từ những nhóm nợ khác. Vì thế ngân hàng cần lưu ý đối với các khoản nợ này. Tuy tăng với tốc độ cao như vậy nhưng vẫn còn nằm trong mức cho phép vì tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vẫn được đảm bảo <3% so với mặt bằng chung với các ngân hàng khác trong nước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 56)