Chức năng của từng phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 35)

a) Ban giám đốc

- Giám đốc: Là người có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh. Giám đốc được quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

- Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng (trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc).

b) Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh như: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc xử dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và xử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của NH cấp trên.

c) Phòng Kế Toán – Ngân quỹ

Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp NSNN. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và xử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các

quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.

d) Phòng tổ chức hành chánh – Bảo vệ

Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan.

3.2.3. Phƣơng hƣớng và chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai

a) Định hƣớng: Căn cứ vào kết quả của Ngân hàng trong năm 2013 và tình

hình kinh tế của huyện, Ngân hàng đã đề ra một số chỉ tiêu để phấn đấu thực hiện trong năm 2014 như sau:

 Tập trung huy động vốn tại địa bàn huyện số dư: 180.000 triệu đồng.

 Tổng dư nợ các nguồn vốn : 370.000 triệu đồng. - Tỷ lệ cho vay trung hạn: 30%/tổng dư nợ.

- Thu nợ quá hạn, nợ khó đòi: ≥ 30%/tổng dư nợ quá hạn. - Tỷ lệ nợ xấu : 2%.

 Kế hoạch tài chánh

- Tổng thu nhập : 42.000 triệu đồng. - Tổng chi phí : 40.000 triệu đồng.

b) Giải pháp của NHNo & PTNT huyện Thới Lai:

 Nguồn vốn:

- Tập trung huy động vốn tại địa phương trong các thành phần kinh tế với nhiều hình thức thích hợp, phấn đấu cơ cấu huy động vốn đạt > 60%/tổng dư nợ.

- Luôn luôn làm công tác tiếp thị để không ngừng thu hút nguồn vốn từ trong dân cư, để tạo nguồn vốn vững chắc trong hoạt động.

- Không ngừng tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng đến từng hộ có nhu cầu sử dụng một các triệt để, nhằm thu ngoài tín dụng >10%/Tổng thu.

 Sử dụng vốn:

- Tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của NHNo & PTNT TP.Cần Thơ giao và cân đối nguồn vốn tại địa phương; bám vào mục tiêu, định hướng chuyển dịch kinh tế từng vùng, địa phương để cho vay tạo ra những sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, hiệu quả kinh tế cao.

- Phòng kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh năm 2014, giao kế hoạch cho vay, thu nợ, thu lãi hàng quý hay 06 tháng một kỳ cho cán bộ tín dụng thực hiện.

- Phân loại khách hàng theo tiêu chí ABC để cho vay đảm bảo an toàn và hiệu quả, từ đó có chiến lược kinh doanh trên mỗi nhóm khách hàng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng là điều cần làm để tránh rủi ro sau này.

- Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để giảm thiểu rủi ro. - Tích cực thu hồi nợ tồn đọng, phấn đấu thu đạt trên 30% nợ tồn đọng. - Lên phương án xử lý nợ rủi ro và nợ có chiều hướng rủi ro theo kết quả phân tích và phân loại khách hàng để từ đó giảm thiểu được nợ rủi ro.

- Tổ chức, củng cố màng lưới cộng tác viên khu vực (tổ vay vốn), hướng dẫn ủy thác từng phần cho cộng tác viên…nhằm làm giảm áp lực công việc cho cán bộ tín dụng.

- Phát động phong trào thi đua, khen thưởng cho cán bộ công nhân viên đạt thành tích tốt.

 Tài chánh kế toán:

- Lập kế hoạch thu lãi tháng, mở rộng chuyển tiền điện tử để thu dịch vụ. - Thực hiện chế độ chi tiêu của đơn vị, quản lý tài sản, kiểm kê định kỳ.

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN THỚI LAI

3.3.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNN huyện Thới Lai

Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh và phát triển của ngân hàng, vì thế để được hiểu rõ hơn nguồn vốn có ảnh hưởng như thế nào đối với ngân hàng chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích nguồn vốn ngân hàng trong 3 năm trở lại đây (2011-2013):

Năm 2011

52.14%

47.86%

Bảng 3.1: Phân loại nguồn vốn tại NHNo & PTNT Thới Laitừ 2011 - 2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng

Tuyệt

đối đối (%) Tƣơng Vốn huy động 119.453 173.522 246.541 54.069 45,26 73.019 42,08 TG không kỳ hạn 34.763 60.022 76.538 25.259 72,66 16.516 27,52 TG có kỳ hạn (Dưới 12 tháng) 81.992 103.847 157.881 21.855 26,66 54.034 52,03 TG có kỳ hạn (Trên 12 tháng) 2.218 2.543 5.469 352 14,65 2.926 115,06 Kỳ phiếu 480 7.110 6.653 6.630 1381,25 (457) (6,43) Vốn điều chuyển 130.135 109.871 88.891 (20.264) (15,57) (20.980) (19,10) Tổng nguồn vốn 249.588 283.393 335.432 33.805 13,54 52.039 18,36

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNN huyện Thới Lai)

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNN huyện Thới Lai)

Hình 3.2: Tỷ trọng nguồn vốn tại NHNo & PTNT Thới Lai từ 2011 - 2013

Vốn huy động: Để cung cấp vốn và đáp ứng nhu cầu của thị trường ngân

hàng phải huy động vốn từ bên ngoài từ các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng và đảm bảo nguồn vốn ổn định. Mặt khác vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong ngân hàng, nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác này không những mở rộng được công tác cho vay mà còn chủ động được nguồn vốn giúp ngân hàng mang lại lợi nhuận cao.

Tình hình nguồn vốn huy động qua 3 năm: Qua bảng 3.1 nhìn chung vốn huy động của ngân hàng điều tăng qua các năm, vốn huy động tăng từ 119.453 triệu đồng năm 2011 lên đến 173.522 triệu đồng năm 2012, với mức tăng 54.069

Chú giải: Năm 2013 73.50% 26.50% Vốn huy động Vốn điều chuyển Năm 2012 61.23% 38.77%

triệu đồng (45,26%) trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng 25.259 triệu đồng với tốc độ tăng là 72,66%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 21.855 triệu đồng (26,66%), tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 352 triệu đồng tương ứng với 14,65% và kỳ phiếu tăng mạnh 6.630 triệu đồng (1381,25%). Ngân hàng phát hành nhiều kỳ phiếu trong năm 2012 nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương. Mặt khác, cung cấp nhiều gói ưu đãi về lãi suất nhằm tạo điều kiện cho nông dân vay vốn. Năm 2013, vốn huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng ổn định và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn tăng 73.019 triệu đồng tương ứng với 42,08% so với năm 2012. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng 16,516 triệu đồng tương ứng 27,52%, tiền gửi có kỳ hạn tăng tương đối cao với 54.034 triệu đồng tương ứng 52,03% ở tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và 2.926 triệu đồng tương ứng 115,06% ở tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm là do công tác huy động vốn có hiệu quả tại địa phương, có nhiều sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với khách hàng. Uy tín, thương hiệu ngày càng được nâng cao, phục vụ ân cần chu đáo với khách hàng khi đến tham gia giao dịch tiến hành nhanh chóng và chính xác không mất nhiều thời gian của khách hàng.

Vốn điều chuyển: Dựa vào bảng số liệu 3.1 ta thấy vốn điều chuyển của ngân hàng đều giảm từ 2011 - 2013. Cụ thể năm 2012 giảm 20.264 triệu đồng tương ứng 15,57% so với năm 2011, mặc dù nguồn vốn huy động tăng và doanh số cho vay tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn cho khách hàng vì vậy trong thời gian này ngân hàng đã phát hành thêm nhiều kỳ phiếu và giảm bớt nguồn vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn thiếu hụt. Nhưng đến năm 2013, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng lại giảm từ 130.135 triệu đồng xuống còn 88.891 triệu giảm 20.980 triệu đồng tương ứng giảm 19,10% so với năm 2012. Điều này cho thấy ngân hàng muốn tăng khả năng huy động để hạn chế vốn điều chuyển từ cấp trên, việc sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng cần phải chi trả một khoảng chi phí cao hơn việc huy động vốn tại chỗ và phụ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Vì thế việc tăng lượng vốn huy động cũng như việc giảm bớt lượng vốn điều chuyển giúp ngân hàng vừa chủ động trong quá trình sử dụng vốn vừa giảm bớt chi phí trong quá trình hoạt động.

Tóm lại, tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng ổn định từ năm 2011 đến năm 2013. Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng 33.805 triệu đồng ở năm 2012 so với năm 2011 tương ứng với 15,57%, và tiếp tục tăng 52.039 triệu đồng ở năm 2013 tương ứng với 18,36% so với năm 2012. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn có

nhiều thay đổi đáng kể, ở năm 2012 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng 38,77% nhưng sang năm 2013 cơ cấu nguồn vốn lại thay đổi theo chiều hướng giảm vốn điều chuyển chỉ còn 26,50% đây là điều khá tốt tuy vậy nguồn vốn cho vay vẫn còn cần phải điều chuyển nhiều từ ngân hàng trung ương. Nhưng do công tác huy động vốn được tăng cường nên lượng vốn điều chuyển ngày càng giảm xuống điều này chứng tỏ khả năng hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

3.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của NHNo & PTNN huyện Thới Lai huyện Thới Lai

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Thới Lai từ năm 2011 – 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Doanh thu 35.538 42.513 40.374 6.975 19,63 (2.139) (5,03) Chi phí 32.962 39.674 38.213 6.712 20,36 (1.461) (3,68) Lợi nhuận 2.576 2.839 2.161 263 10,20 (678) (23,88)

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNN huyện Thới Lai)

Về doanh thu: doanh thu là khoản tiền mà ngân hàng thu từ các hoạt động

kinh doanh như cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ cà các khoản khác. Qua bảng 3.2 cho biết tình hình doanh thu của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không ổn định cụ thể như: năm 2012 doanh thu của ngân hàng là 42.513 triệu đồng tăng 6.975 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với 19,63%. Đến năm 2013 doanh thu của ngân hàng giảm chỉ còn 40.374 triệu đồng giảm 2.139 triệu đồng tương ứng với 5,03% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ở năm 2012 lãi suất cho vay bình quân là 14,8%/năm, nhưng đến năm 2013 lãi suất cho vay bình quân chỉ còn 11,4%/năm vì thế kéo theo đó là doanh thu của ngân hàng giảm. Mặt khác doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, doanh thu từ ngoại tệ và dịch vụ chỉ tăng một lượng nhỏ không đáng kể.

Về chi phí: cũng giống với doanh thu chi phí của ngân hàng cũng tăng giảm

không ổn định qua các năm. Năm 2012, chi phí của ngân hàng là 39.674 triệu đồng tăng 6.712 triệu đồng tương ứng 20,36% so với năm 2011. Sang năm 2013 chi phí giảm ở mức thấp chỉ còn 38.213 triệu đồng giảm 1.461 triệu đồng (3,68%)

so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng bỏ ra một khoản chi phí để huy động vốn, mặt khác năm 2012 ngân hàng tăng cường vốn huy động nên cùng với đó là sự gia tăng của chi phí. Ngoài ra để tăng doanh thu ngân hàng cũng phải tăng những chi phí cần thiết như để đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ, chi phí về tiền lương nhân viên, bên cạnh đó chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cũng được ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Về lợi nhuận: cùng với việc tăng doanh thu và chi phí lợi nhuận của ngân

hàng cũng bị ảnh hưởng qua các năm. Như năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng tăng 263 triệu đồng tương ứng 10,20% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu một mặt ngân hàng tăng cường huy động vốn, mặt khác năm 2012 lãi suất cho vay vẫn còn ở mức tương đối cao 14,8%/năm doanh nghiệp, hộ cá nhân hạn chế đi vay nên lợi nhuận ngân hàng có tăng nhưng chỉ ở mức thấp. Năm 2013, lợi nhuận ngân hàng giảm chỉ còn 2.161 triệu đồng giảm 678 triệu đồng tương ứng 23,88% so với năm 2012. Nguyên ngân là do doanh thu ngân hàng giảm với tốc độ 5,03% trong khi đó chi phí giảm với mức thấp hơn chỉ 3,68% cùng với đó lãi suất cho vay theo điều hành của nhà nước chỉ còn 11,4% dẫn đến lợi nhuận ngân hàng cũng giảm ở năm này, tuy vậy lợi nhuận ngân hàng vẫn đạt so với chỉ tiêu đề ra là trên 2.000 triệu đồng.

Nhìn chung nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm là do nền kinh tế không ổn định, giá cả tăng cao, lãi suất cho vay giảm mạnh. Gây không ít khó khăn cho tình hình kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù vậy trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, đạt được kết quả này cũng là một điều tốt, tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng trong những năm tiếp theo khi tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có những bước phát triển tốt hơn.

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh CN NHNN huyện Thới Lai)

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Thới Laitừ 2011-2013

3.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng a) Thuận lợi:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới lai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)