5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách
4.1.2.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội đến năm 2020
a) Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020:
Hiện nay dân số đô thị nước ta vào khoảng hơn 20 triệu người chiếm 25% dân số cả nước, gần một nửa dân đô thị lại tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố này như: Hệ thống giao thông đô thị, hệ thống cấp thoát nước và sử lý chất thải vô cùng lớn. Nhà nước đã ưu tiên tối đa cho nhu cầu cải tạo và đầu tư vào nước nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị trong thành phố. Việc cải thiện và nâng cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng là rất cần thiết và quan trọng nhằm tạo ra môi trường sạch cho đô thị và thu hút các nhà đầu tư.
- Mục tiêu phát triển đô thị: Mục tiêu phát triển đô thị ở nước ta đến năm 2020 là xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại, có môi trường trong sạch, đảm bảo cho mỗi đô thị phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Quan điểm phát triển đô thị:
+ Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ lực lượng sản xuất. Xây dựng phát triển đô thị phải đi đôi với hình thành cơ cấu vững chắc, mỗi đô thị trở thành “ hạt nhân “ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và các vùng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
+ Phát triển đô thị đi đôi với việc xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính ổn định và bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển đô thị.
+ Phát triển đô thị trên địa bàn cả nước phải kết hợp chặt chẽ với quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời quá trình cải tạo và xây dựng đô thị phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc các giá trị lịch sử và bản sắc dân tộc.
b) Mục tiêu, quan điểm phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội - Mục tiêu
+ Về mạng lưới giao thông vận tải như: giao thông động, giao thông tĩnh và các thiết bị phục vụ giao thông phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh. Để tạo ra sự liên thông hợp lý giữa đô thị với bên ngoài nhằm đáp ứng tốt quá trình vận chuyển (hành khách và hàng hóa)
+ Về vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố. Còn vận tải hàng hóa phải đảm bảo vận chuyển nhanh
chóng, an toàn và giá cước rẻ. Phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội phải tương xứng với các đô thị lớn trong khu vực, phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hôi, đạt hiệu quả kinh tê- xã hội- môi trường và góp phần giữ vững trật tự kỷ cương đô thị.
- Quan điểm:
+ Phát triển giao thông vận tải đô thị phải được tiến hành theo một quy định thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên thông.
+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị phải hoàn chỉnh, tương xứng và nhanh chóng với sự phát triển của đô thị đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển.
c) Mục tiêu, quan điểm phát triển vận tải hành khách ở Hà Nội.
Với sự quan tâm của chính phủ, quyết tâm của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về đầu tư và phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội. Được thể hiện thông qua chủ trương “ coi vận tải hành khách công cộng là con đường duy nhất để đảm bảo giao thông đô thị được thông suốt, an toàn lịch sự và văn minh cần phải được ưu tiên phát triển”.
4.1.2.2. Quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi bị ảnh hưởng rất lớn bởi quy hoạch phát triển thành phố. Trong bản quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quy định những phương thức lựa chọn phương tiện cụ thể.
* Những phương thức lựa chọn vận tải đô thị của thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
Hiện nay các thành phố lớn trên 1 triệu dân ở các nước phát triển, vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong giao thông đô thị. Thực tế ở các nước phát triển trên thế giới tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành
khách công cộng có thể đạt được từ 60- 80% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố. Theo quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2020 dân số Hà Nội và các đô thị xung quanh khoảng từ 4,5- 5 triệu người (theo quyết định số 108/1998/ QĐ- TTg). Quy hoạch các phương tiện vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 phải dựa trên dự báo nhu cầu vận tải, kinh nghiệm phát triển vận tải ở các nước phát triển về các phương tiện vận tải ở các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có thể dự kiến các phương tiện vận tải ở thủ đô Hà Nội bao gồm:
+ Phương tiện vận tải đường bộ: Phương thức vận tải trên đường bộ chủ yếu bao gồm: Vận tải hành khách công cộng ( xe buýt, taxi, xe ôm) và các phương tiện cá nhân (Ô tô, xe máy, xe đạp). Lộ trình thay đổi các phương tiện vận tải bằng đường bộ nhằm vào mục tiêu tăng trưởng nhanh các phương tiện vận tải hành khách công cộng, giảm các phương tiện cá nhân. Nhưng song song với quá trình này lượng xe con cá nhân do mức sống của người dân ngày càng cao. Do vậy phương tiện vận tải được diễn ra theo tiến trình cụ thể là:
- Phải tăng tỷ trọng vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng như xe buýt, taxi lên trên 50% nhu cầu đi lại của người dân đô thị vào năm 2020.
- Tăng tỷ trọng xe con các loại trong phương thức vận tải hành khách từ 8% hiện nay lên đến mức 15- 20% vào năm 2020.
- Giảm tỷ trọng xe đạp từ 15% xuống còn khoảng 8- 9% vào năm 2020. - Giảm tỷ trọng xe máy hiện nay từ 57,5% xuống còn khoảng 10- 15% vào năm 2020.
+ Phương tiện vận tải đường sắt trong đô thị: Thực hiện và đầu tư phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2020 cần đưa loại phượng tiện vận tải hành khách công công có sức chứa lớn, phù hợp với phát triển bền vững đường sắt đô thị vào hoạt đông ở Hà Nội. Năm 2020 phấn đấu đưa 3 tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động như: Yên Viên- Ngọc hồi, ga Hà Nội-
ga Hà Đông và ga Hà Nội- Voi Phục- Cầu Giấy- Cầu Diễn vào hoạt động, phấn đấu đạt tỷ lệ hành khách từ 8- 10%. Đến năm 2020 xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài khoảng 168 km và có thể đảm nhận được từ 20- 25% lưu lượng hành khách của đô thị. Dự kiến phương thức vận tải hành khách thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
4.1.2.3. Định hướng phát triển của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.
Cuối năm 2014, đầu năm 2015 sẽ đưa nhà ga T2 vào khai thác. Các doanh nghiệp kinh doanh taxi trong khu vực phải đảm bảo điều hành tổ chức chạy xe hợp lý giưa nhà ga T1 và T2.
Tiếp tục nhượng quyền khai thác cho một số doanh nghiệp kinh doanh