Khái quát về Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Hiệp

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân vĩnh hiệp (Trang 47)

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

3.2.1.1 Lịch sử hình thành

Cùng với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chủ trƣơng thành lập thí điểm mô hình Quỹ tín dụng nhân dân của ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và quyết định số 390/QĐ – TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cho ph p thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Ngày 25/02/1994, Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Hiệp đã đƣợc Ủy ban Nhân dân thị xã Rạch Giá cho ph p thành lập, với thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày thành lập. Số lƣợng thành viên tham gia ban đầu là 126 thành viên và vốn điều lệ là 100 triệu động.

Tên gọi đầy đủ: Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở Vĩnh Hiệp. Tên gọi tắt: Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp.

Biểu thƣợng: Sử dụng biểu tƣợng chung của quỹ tín dụng nhân dân. Biểu tƣợng có 3 chữ QTD lồng lên nhau và hình bông lúa.

Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Hiệp có trụ sở đặt tại khuôn viên Ủy ban Nhân dân phƣờng Vĩnh Hiệp và đƣợc ph p hoạt động nội trong địa bàn của phƣờng Vĩnh Hiệp, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Sau gần 20 năm thành lập và phát triển, quy mô hoạt động của Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp không ngừng đƣợc mở rộng và phát triển. Từ số vốn điều lệ 100 triệu đồng lúc mới thành lập, vốn điệu lệ luôn đƣợc tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Quỹ Tín dụng là 1.000 triệu đồng, tăng gấp 10 lần so với lúc mới thành lập.

3.2.1.2 Tính chất và mục tiêu hoạt động

Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp là loại hình TCTD hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.

3.2.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tƣợng khác có đủ điều kiện theo quy định tại điều 7 của điều lệ QTDND Vĩnh Hiệp đều có thể trở thành thành viên Quỹ Tín dụng; thành viên có quyền ra khỏi Quỹ Tín dụng theo quy định của Điều lệ QTDND Vĩnh Hiệp.

2. Dân chủ, bình đ ng và công khai: Thành viên Quỹ Tín dụng có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ Tín dụng và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: QTDND Vĩnh Hiệp tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của Quỹ Tín dụng, lãi đƣợc trích một phần vào các quỹ của Quỹ Tín dụng, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ Tín dụng.

4. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong Quỹ Tín dụng và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Với quy mô hoạt động tƣơng đối nhỏ, cơ cấu tổ chức của QTDND Vĩnh Hiệp đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Nguồn: Điều lệ Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Hiệp, năm 2006

Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Hiệp

Đại hội thành viên: là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Quỹ Tín dụng. Đại hội thành viên có trách nhiệm thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của Quỹ Tín dụng, báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của Quỹ Tín dụng trong nhiệm kỳ và

Đại hội thành viên

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Ban kiểm soát

Kiểm toán nội bộ

Bộ phận Tín dụng Bộ phận Kế toán

phƣơng hƣớng hoạt động của Quỹ Tín dụng trong nhiệm kỳ tới, báo cáo công khai tài chính – kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có), các vấn đề về cơ cấu tổ chức, điều lệ, nhân sự của Quỹ Tín dụng…

Hội đồng quản trị: có chức năng quản trị Quỹ Tín dụng theo quy định của pháp luật. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê đối với Giám đốc, kế toán trƣởng. Bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với Phó giám đốc. Chuẩn bị báo cáo về kế hoạch hoạt động kinh doanh và phân phối lãi của Quỹ Tín dụng, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị trình Đại hội thành viên…

Ban điều hành: gồm Giám đốc và Phó giám đốc, có trách nhiệm lãnh đạo bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của Quỹ Tín dụng. Giám đốc của Quỹ Tín dụng có thể là thành viên Quỹ Tín dụng, thành viên Hội đồng quản trị hoặc đƣợc thuê từ bên ngoài. Riêng Phó giám đốc phải là thành viên của Quỹ Tín dụng, giúp việc cho Giám đốc lãnh đạo bộ máy điều hành, đƣợc Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.

Ban kiểm soát: là bộ máy có chức năng thay mặt thành viên giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ Tín dụng theo pháp luật và Điều lệ của Quỹ Tín dụng, thực hiện kiểm toán nội bộ. Thành viên ban kiểm soát phải là thành viên của Quỹ Tín dụng.

Bộ phận kế toán, kho quỹ: bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại Quỹ Tín dụng, nhận tiền gửi, giải ngân, thu chi lãi trong kỳ… và giữ trách nhiệm quản lý tiền tại Quỹ theo quy định của NHNN.

Bộ phận tín dụng: bộ phận này có chức năng quan hệ khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng địa bàn hoạt động, thẩm định tín dụng, cho vay và thu nợ khách hàng.

3.3 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH HIỆP VĨNH HIỆP

3.3.1 Các hình thức huy động vốn tại Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp

Theo điều lệ có chỉnh sửa và bổ sung của Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Hiệp năm 2012, nguồn vốn huy động của Quỹ Tín dụng bao gồm các nghiệp vụ sau:

- Quỹ Tín dụng đƣợc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân, các TCTD khác dƣới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.

- Quỹ Tín dụng đƣợc vay vốn của Co-op Bank, của các TCTD khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Trong trƣờng hợp gặp khó khăn về tài chính, Quỹ Tín dụng đƣợc vay vốn của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khác khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép.

- Các nguồn vốn khác: bao gồm nguồn vốn dịch vụ ủy thác, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, các loại vốn và quỹ khác hình thành trong quá trình hoạt động của Quỹ Tín dụng.

Tuy nhiên, trong thực tế do quy mô hoạt động còn hạn chế, việc đầu tƣ công nghệ hiện đại còn gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng nên hình thức huy động tiền gửi tại Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp chỉ bao gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

+ Đối tƣợng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Quỹ Tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ, tiền gửi đƣợc mua bảo hiểm tiền gửi và bảo mật theo quy định của NHNN.

+ Số dƣ tối thiểu trong tài khoản đối với mỗi loại tiền gửi không kỳ hạn là 50.000 VNĐ.

+ Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Quỹ Tín dụng công bố trong từng thời kỳ, tiền lãi đƣợc trả hàng tháng và đƣợc Quỹ Tín dụng tự động nhập lãi vào số dƣ tài khoản tiết kiệm. Lãi suất huy động tiền gửi hiện nay tại Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp áp dụng theo Thông tƣ số 14/2013/TT-NHNN và số 15/2013/TT-NHNN.

+ Khi gửi tiền khách hàng cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và đăng ký chữ ký mẫu với Quỹ Tín dụng.

+ Khi gửi tiền hoặc rút tiền, khách hàng cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để Quỹ Tín dụng kiểm tra.

+ Khách hàng có thể sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm để đề nghị Quỹ Tín dụng cho vay hoặc bảo lãnh cho ngƣời khác vay vốn tại Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

+ Quỹ Tín dụng nhận tiền gửi bằng VNĐ, số dƣ tối thiểu trong tài khoản là 50.000 VNĐ, với các loại kỳ hạn từ 1 tháng đến 13 tháng, với hình thức lãnh lãi cuối kỳ hoặc nhận theo từng quý cùng với mức lãi suất thỏa thuận đƣợc Quỹ Tín dụng áp dụng tuân thủ theo quy định hiện hành của NHNN.

+ Thủ tục mở tài khoản và sử dụng giống nhƣ tiền gửi không kỳ hạn. Mặc dù chuyên biệt hóa một số sản phẩm là một thế mạnh, tuy nhiên đây cũng là mặt hạn chế tại Quỹ Tín dụng do sản phẩm cung cấp chƣa đủ đáp ứng nhu cầu của các thành viên đối với sự phát triển kinh tế hiện nay.

3.3.2 Tình hình huy động vốn tại Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp từ năm 2010 đến tháng 6/2013 2010 đến tháng 6/2013

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của Quỹ Tín dụng nhằm duy trì hoạt động ngân hàng của mình, nếu không huy động đủ nguồn vốn thì hiệu quả hoạt động của Quỹ Tín dụng sẽ không cao, không đủ bù đắp chi phí và từ đó sẽ dẫn đến không thể duy trì đƣợc hoạt động của mình một cách bền vững. Nhận biết đƣợc tình hình trên, với sự chỉ đạo đúng đắn và công tác điều hành sáng suốt của các cấp lãnh đạo, những năm qua Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp cố gắng hoàn thành tốt chỉ tiêu mà Đại hội thành viên đề ra. Tình hình nguồn vốn của QTDND Vĩnh Hiệp đƣợc trình bày trong Bảng 3.2 nhƣ sau:

Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của QTDND Vĩnh Hiệp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2010/2011 2011/2012 6.2012/6.2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn điều lệ 450 600 1.000 600 1.000 150 33,3 400 66,7 400 66,7 Các quỹ 571 597 722 736 383 26 4,6 125 20,9 -353 -48,0 Vốn huy động 7.452 11.267 4.972 5.665 7.268 3.815 51,2 -6.295 -55,9 1.603 28,3 Doanh số huy động 19.949 50.654 44.063 11.516 2.115 30.705 153,9 -6.591 -13,0 -9.401 -81,6 Doanh số chi trả 17.862 46.839 50.358 14.169 2.745 28.977 162,2 3.519 7,5 -11.424 -80,6 Vốn vay 3.800 1.000 9.700 6.700 9.900 -2.800 -73,7 8.700 870,0 3.200 47,8 Lãi chƣa phân phối 62 312 226 146 121 250 403,2 -86 -27,6 -25 -17,1

Vốn khác 245 294 216 294 216 49 20,0 -78 -26,5 -78 -26,5

Vốn hoạt động 12.580 14.070 16.836 14.141 18.888 1.490 11,8 2.766 19,7 4.747 33,6

Nguồn: Văn kiện Đại hội đại biểu thành viên QTDND Vĩnh Hiệp năm 2010, 2011, 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ Tín dụng đều có sự tăng trƣởng qua các năm và qua từng thời kỳ, đã góp phần vào việc mở rộng hoạt động ngân hàng của mình, mở rộng cấp tín dụng cho thành viên, cũng nhƣ góp phần tạo nên lợi nhuận cho Quỹ Tín dụng, hoàn thành tốt chỉ tiêu và chiến lƣợc mà Hội đồng quản trị và Đại hội thành viên đã đề ra. Mặc dù đây là giai đoạn khó khăn cho hoạt động ngân hàng, tuy nhiên tổng nguồn vốn hoạt động trong thời gian qua đều tăng là do sự linh hoạt sử dụng nguồn vốn điều hòa để đáp ứng nhu cầu vốn của thành viên, sáng suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành, tập hợp đƣợc sức mạnh của tập thể cố gắng vƣợt qua giai đoạn khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể, nguồn vốn hoạt động từ 12.580 triệu đồng năm 2011 tăng thêm 11,8% so với năm 2010 đạt 14.070 triệu đồng, tăng 1.490 triệu đồng. Sang năm 2012, nguồn vốn này lại tăng thêm 19,7% so với năm 2011 đạt 16.836 triệu đồng, tăng 2.766 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2013, nguồn vốn hoạt động của QTD Vĩnh Hiệp là 18.888 triệu đồng, tăng 4.747 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc tƣơng ứng với tỷ lệ là 33,6%. Tình hình nguồn vốn tại Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp đƣợc thể hiện rỏ hơn thông qua biểu đồ tăng trƣởng các khoản mục chính trong nguồn vốn của Quỹ Tín dụng nhƣ sau (hình 3.2):

Nguồn: Văn kiện Đại hội đại biểu thành viên QTDND Vĩnh Hiệp năm 2010, 2011, 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Hình 3.3 Tình hình nguồn vốn của QTDND Vĩnh Hiệp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 450 600 1.000 600 1.000 7.452 11.267 4.972 5.665 7.268 3.800 1.000 9.700 6.700 9.900 12.580 14.070 16.836 14.141 18.888 năm triệu đồng

Cụ thể các khoản mục chính trong nguồn vốn của Quỹ Tín dụng đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Vốn điều lệ

Nhìn chung, vốn điều lệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ Tín dụng, nhƣng đây lại là nguồn vốn cơ bản để đánh giá tiềm năng tài chính của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Vì vậy, nguồn vốn này qua các năm luôn đƣợc Quỹ Tín dụng Vĩnh Hiệp quan tâm cố gắng hoàn thành đạt và vƣợt chỉ tiêu mà Đại hội thành viên đề ra, cụ thể nhƣ sau: năm 2010 là 450 triệu đồng; năm 2011 là 600 triệu đồng, tăng 150 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với tỷ lệ là 33,3%; năm 2012 là 1.000 triệu đồng, tăng 400 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với tỷ lệ là 66,7%. Tính đến tháng 6 năm 2013, vốn điều lệ vẫn đƣợc giữ nguyên so với đầu năm, nên tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn này so với tháng 6 năm 2012 vẫn đạt tỷ lệ 66,7%.

Vốn huy động

Tuy vốn điều lệ là nguồn vốn căn bản song nguồn vốn này không đáng kể để thực hiện các hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn đi vay lại rất linh hoạt và có khối lƣợng lớn đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của thành viên nhƣng chi phí cho nguồn vốn này lại khá cao. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các thành viên là thành phần thiết yếu và quan trọng trong hoạt động ngân hàng của Quỹ Tín dụng. Đây là nguồn vốn rẻ, thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động và đem lại nhiều lợi nhuận cho Quỹ Tín dụng, góp phần tạo thêm sự chủ động cũng nhƣ giúp mở rộng hoạt động của Quỹ Tín dụng. Vì vậy, nguồn vốn này rất đƣợc sự quan tâm của Ban quản lý và Ban điều hành. Với nhiều cố gắng, tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động và vận dụng chính sách lãi suất thích hợp, lƣợng tiền gửi huy động qua các năm tại Quỹ Tín dụng thay đổi cụ thể nhƣ sau: năm 2010 là 7.452 triệu đồng; năm 2011 là 11.267 triệu đồng, tăng 3.815 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với tỷ lệ 51,2%. Nguyên nhân là do vào thời gian này Nhà nƣớc điều hành lãi suất theo cơ chế mới, chính sách thắt chặt tiền tệ đƣợc áp dụng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân vĩnh hiệp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)