Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân vĩnh hiệp (Trang 75)

Khách hàng sẽ nhận biết đƣợc nhu cầu gửi tiền của mình nếu họ cảm thấy có sự khác biệt giữa hiện trạng và mong muốn. Điều này ngụ ý rằng, nếu càng có nhiều ngƣời biết đến Quỹ Tín dụng và hiểu về các sản phẩm tiền gửi cũng nhƣ lợi ích mang lại từ các sản phẩm này thì sẽ càng có thêm nhiều ngƣời nhận biết đƣợc nhu cầu gửi tiền của họ tại đây. Vì vậy, để có thể gia tăng số ngƣời gửi tiền, hay nói cách khác là để gia tăng khả năng huy động vốn, việc đầu tiên là phải giúp cho ngƣời dân trên địa bàn biết đến Quỹ Tín dụng càng nhiều càng tốt và giúp họ hiểu hơn về các sản phẩm tiền gửi cũng nhƣ lợi ích mang lại từ các sản phẩm này.

Nhƣ các phân tích trên đã trình bày, nhu cầu của ngƣời gửi tiền trên địa bàn chủ yếu dựa trên mục đích sinh lãi, an toàn và để dự phòng, Quỹ Tín dụng cần có chiến lƣợc nâng cao các tính năng này để khách hàng tiềm năng dể nhận thấy đƣợc nhu cầu của họ. Để làm đƣợc điều này, nhân viên Quỹ Tín dụng cần chủ động giúp khách hàng nhận thấy nhu cầu của họ, từ đó dẫn dắt và giúp khách hàng tiến tới sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Do vậy, đòi hỏi nhân viên Quỹ Tín dụng phải am hiểu về sản phẩm, có kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp tốt và nắm bắt đƣợc tâm lý của khách hàng để từ đó có cách tiếp cận phù hợp.

Bên cạnh nhân viên Quỹ Tín dụng, phƣơng tiện hữu hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng hình ảnh và tạo lòng tin cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu an toàn và tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch gửi tiền. Đây cũng là yếu tố có ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi huy động tại Quỹ Tín dụng mà các phân tích trên đã chỉ ra.

Dựa vào cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn cho thấy có một vấn đề rất đáng quan tâm ở đây. Thứ nhất, trình độ học vấn và thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn đang ngày một nâng cao, cũng đồng nghĩa với khả năng thích ứng và nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ cao, đa dạng cũng ngày một gia tăng. Thứ hai, khách hàng gửi tiền tại Quỹ Tín dụng hiện nay chủ yếu là những ngƣời trung niên hoặc cao tuổi, vì vậy việc phát triển khách hàng trẻ và có tính năng động cao là một vấn đề chiến lƣợc của Quỹ Tín dụng trong tƣơng lai không xa. Thứ ba, những ngƣời

có kinh doanh buôn bán hoặc đánh bắt hải sản chiếm tỷ lệ khá cao trong số những ngƣời có gửi tiền, cũng nhƣ trong cơ cấu mẫu. Đây thƣờng là những khách hàng có thu nhập cao, thƣờng xuyên xuất hiện lƣợng tiền nhàn rỗi và cũng là những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán nhiều do tính chất của công việc. Với những phân tích này, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm là chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, đa dạng hóa và hiện đại hóa sản phẩm là một trong những giải pháp cần thực hiện để đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân.

Dựa vào thói quen cất trữ vàng cũng nhƣ mục đích sử dụng tiền tiết kiệm của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu có thể thấy rằng, lƣợng vàng tồn trữ trong dân là khá lớn và ngƣời dân dù có thu nhập cao hay thấp vẫn có thể tiết kiệm bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Frankiewicz, C. et al (2007) cho rằng các hình thức tiết kiệm phi chính thức thƣờng không thuận tiện và gặp nhiều rủi ro nhƣ mất mát, hƣ hỏng, mất giá… Vấn đề đặt ra là làm sao giúp ngƣời dân hiểu đƣợc điều này và sử dụng sản phẩm tiết kiệm của Quỹ Tín dụng. Mặt khác, theo Rani Deshpande (2006) cho thấy, những ngƣời có thu nhập thấp thƣờng có xu hƣớng quan tâm đến chất lƣợng tiếp cận dịch vụ tiết kiệm trên 4 khía cạnh đó là dịch vụ cung cấp phải đảm bảo an toàn, gần về không gian, tính thiết thực và ít tốn k m chi phí khi sử dụng dịch vụ tiết kiệm này. Vì vậy, để thu hút đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân cƣ nhƣ phân tích trên, đòi hỏi cần phải có giải pháp thiết thực để đáp ứng nhu cầu của những ngƣời thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân vĩnh hiệp (Trang 75)