nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
FDI vào Lào theo lĩnh vực:
Vốn FDI thực hiện qua các năm tăng nhanh, đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng vốn của nhà nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tê. Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước ( lao động, đất đai, tài nguyênẦ) được khai thác và đưa vào sử dụng. FDI thực sự đã trở thành nguồn vốn đầu tư rất quan trọng cho nền kinh tế của Lào tăng trưởng và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, tiếp nhận kỹ thuật tiến tiến, kinh nghiệm làm cho nền kinh tế phát triển.
Vốn FDI chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp tư nhân, nhằm mục đắch sinh lợi, tập trung thực hiện các dự án ở những lĩnh vực và địa phương có điều kiện thuận lợi, trong khi đó nhà nước phải xác định chiến lược đầu tư trong nhiều lĩnh vực và các địa phương. Do vậy, để đáp ứng việc thu hút nguồn vốn FDI, nhà nước có thể chủ động hơn trong bố trắ cơ cấu vốn đầu tư, dành nhiều vốn ngân sách cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và cho ưu đãi để khuyến khắch đầu tư trong nước và nước ngoài vào vùng có điều kiện khó khăn, tạo tốc độ tăng trưởng tương đỗi đồng đều. hợp lý ở các địa phương.
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Lào trong các năm
Năm
2001-2005 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư xã hội ( tỷ Kip Lào)
50,211 17,370 29,876 24,297 I.Vốn trong nước 18,711 8,727 9,417 13,995
- Vốn nhà nước 16,445 517 688 1,137
- Vốn của DN tư nhân 2,266 6,000 3,319 5,5256
- Vốn nhân dân - 2,210 5,410 7,602
II.Vốn nước ngoài 31,500 8,643 20,459 10,302
- FDI 14,441 6,545 16,949 7,021
- ODA 17,059 2,098 3,510 3,281
Nguồn: Bộ Ké hoạch và đàu tư Lào
Hiện nay, theo Luật Đầu tư nước ngoài của Lào, có 3 hình thức đầu tư là: hình thức liên doanh, hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trên thực tế, chỉ có hai hình thức thực hiện.
Thời gian đầu, tỷ lệ vốn theo hình thức doanh nghiệp liên doanh của Lào luôn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, tỷ lệ vốn theo hình thức doanh nghiệp liên doanh chiếm 70% ( 2000). Đến năm 2001 và năm 2003, hình thức liên doanh chiếm 96%, trong khi vốn theo hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ là 4%. Nhưng sau năm 2003, tỷ lệ vốn theo hình thức 100% vốn nước ngoài lại chiếm ưu thê hơn, đặc biệt là năm 2004, tỷ lệ vốn theo hình thức này chiếm 90%, còn tỷ lệ vốn theo hình thức doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm 4%. Từ năm 2006 trở đi, tỷ lệ vốn theo hình thức doanh nghiệp liên doanh lại chiếm nhiều hơn, chiếm 96% năm 2006, đến năm 2008 xuống còn 61% nhưng vẫn là cao hơn nhiều tỷ lệ vốn theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Hinh thức vốn 100% nước ngoài có 1002 dự án và hình thức doanh nghiệp liên doanh chỉ có 555 dự án, khoảng hơn một nửa số dự án FDI của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Như vậy, tỷ lệ của số dự án doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 64,35%, gấp gần hai lần số dự án của doanh nghiệp liên doanh là 35,64%.
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Lào. Trong thực tế lãnh đaọ đất nước, Đảng và Chắnh phủ Lào
nhận thấy, để có tăng trưởng kinh tế cao thì không chỉ dựa vào tắch lũy trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tắch lũy từ bên ngoài, trong đó có FDI. Ngoài ra, FDI còn làm động năng hóa nền kinh tế Lào, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ.
Bảng 2.7: Vốn và dự án theo ngành và lĩnh vực ở Lào STT Ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Quy mô b/q dự án (USD) I Nông nghiệp 254 1130152506 444949131 II Công nghiệp 645 9150096826 14186197
Công nghiệp - thủ công 297 925933341 3117621
Công nghiệp gỗ 59 225511784 3822234
Mỏ - khoáng sản 137 2405358841 17557364
Năng lượng- thủy điện 28 5231141585 186826485
Xây dựng 56 301463860 5383283 May mặc 68 60687415 892462 III Dịch vụ 658 2135690242 3245730 Thương mại 157 112022820 713521 Khách sạn- hàng ăn 123 459014051 3731822 Ngân hàng 20 209000000 10450000 Tư vấn 75 17513210 233509 Dịch vụ 266 9533484534 3584528 Viễn thông 17 384655627 22626802 Tổng 1557 12415939574
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam
Quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành dịch vụ tương đối nhỏ so với các ngành khác. Trong đó, các dự án đầu tư vào ngành tư vấn chỉ đạt 223,509 USD. Dự án có quy mô nhỏ nhất và lớn nhất của ngành dịch vụ là dự án viễn thông đạt 22,62 triệu USD/ dự án và ngân hàng là 10.45 triệu USD/ dự án. Ngành công nghiệp có quy mô đầu tư trung bình 14,18 triệu USD/dự án, trong đó quy mô lớn nhất là các công trình thủy điện đạt 186.82 triệu USD/ dự án, tiếp theo là dự án mỏ và khoáng sản 17.55 triệu USD/ dự án và xây dựng đạt 5,38 triệu USD/ dự án. Ngành nông nghiệp có quy mô đẩu tư trung bình 4,44 triệu USD/dự án.
FDI vào Lào theo vùng, địa lý:
thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thị trường đã đem lại hiệu quả kinh tế cho Lào. FDI thu hút được ở khu vực kinh tế trọng điểm miền trung gồm thủ đô VIêng Chăn và các tỉnh trung Lào, đứng thứ nhất chiếm 39% của tổng vốn đầu tư cả nước. Vùng kinh tế phắa nam cũng đã có nhiều cố gắng trong thu hút FDI, đứng thứ nhì chiếm 32% và FDI vào khu vực phắa bắc còn rất hạn chế đứng thứ 3 chiếm 29% tổng vốn đầu tư cả nước.
Bảng 2.8: FDI vào Lào phân theo các vùng giai đoạn 2000- 2012
Tên các vùng Năm 2000- 2012 Vốn đầu tư ( triệu USD ) Tỷ trọng vốn ( %) Số dự án ( dự án) Tỷ trọng dự án ( %) Miền Bắc 3,611 29 229 15 Miền Trung 4,879 39 1,219 78 Miền Nam 3,906 32 109 7 Tổng 12,415 100 1.557 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
FDI vào Lào theo quốc gia:
Bảng 2.9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào từ năm 2001 Ờ tháng 3. 2009
STT Quốc gia đầu tư Số dự án Tổng số vốn ( USD)
1 Thái Lan 215 2,401,637,396 2 Trung Quốc 319 2,163,621,119 3 Việt Nam 200 1,950,648,002 4 Pháp 69 445,442,746 5 Nhật Bản 41 424,092,096 6 Hàn Quốc 135 410,313,515 7 Ấn Độ 5 351,178,000 8 Úc 31 333,953,528 9 Malaisia 39 142,340,162 10 Singgapo 27 107,473,000
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Đến nay, đã có các nhà đầu tư nước ngoài từ 41 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Lào. Trong đó, gồm các nhà đầu tư từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ,... Nhưng nguồn vốn FDI vào Lào chủ yếu là từ các nước châu Á, trong đó Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN, là đối tác chủ yếu. Trong số 10 quốc gia có dòng vốn FDI vào Lào lớn nhất thì có 3 quốc gia châu Á, xếp theo vốn đầu tư lớn nhất là Thái Lan, tiếp đó là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaisia và Nhật Bản. Riêng 7 quốc gia này đã chiếm 86% tổng vốn đầu tư.