Ngành nghề và lĩnh vực đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 37)

Trong những năm 2000- 2008, các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp ( chiếm 69% vốn đầu tư), trong đó chủ yếu là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ như thủy điện, dệt may. Ngành công nghiệp chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số các dự án đầu tư chỉ với 28% về số lượng vốn đầu tư ( tương đương 427.275.777 USD ) vì đây là ngành không được các đối tác lớn quan tâm do đòi hỏi thời gian dài mặc dù khối lượng vốn không lớn lắm nhưng mức độ rủi ro cao. Việc khai thác khoáng sản và năng lượng đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, tiềm năng lại không còn nhiều, điều kiện đầu tư ngày một khó khăn do sự cạn kiệt tài nguyên. Các hoạt động Ộ hậu đầu tưỢ cũng gặp không ắt trở ngại như việc giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài; các thủ tục hải quan: xuất Ờ nhập thiết bị, vật tư, vật liệu qua cửa khẩu; thuế còn khá phức tạpẦ Chắnh vì thế, các nhà đầu tư Việt Nam cân da dạng hóa các lĩnh vực đầu tư nhằm làm giảm áp lực của doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của từng địa phương.

Bảng 2.13: Thực trạng đầu tư nước ngoài của Việt Nam sang Lào theo ngành Từ ngày 01/1/2000 đến ngày 20/12/2008 STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) 1 Công nghiệp 76 1.054.294.207 69 1.1 CN dầu khắ 1 4.680.623.717 0,3 1.2 CN nặng 60 1.023.623.717 67,0 1.3 CN nhẹ 5 13.768.440 0,9 1.4 CN thực phẩm 3 2.225.050 0,15 1.5 Xây dựng 8 9.997.000 0,65

2 Nông- lâm nghiệp 47 427.275.777 28

3 Dịch vụ 22 44.908.067 3 3.1 Dịch vụ 9 6.790.000 0,5 3.2 GTVT- Bưu điện 5 22.932.030 1,5 3.3 Khách sạn- Du lịch 2 5.155.796 0,3 3.4 VH- Y tế - Giáo dục 5 3.056.811 0,2 3.5 XD văn phòng Ờ Căn hộ 1 6.973.430 0,5 Tổng cộng 145 1.526.478.051 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Hiện nay các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào tập trung nhiều nhất theo thứ tự là: cộng nghiệp khai thác mỏ, năng lượng với 77 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1,05 tỷ USD ( chiếm 52,7% số dự án và 69% vốn đầu tư); tiếp theo là nông lâm nghiệp với 47 dự án ( chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su), tổng vốn đầu tư là 427,2 triệu USD ( chiếm 32% số dự án và 28% số vốn đàu tư) và cuối cùng là dịch vụ có 22 dự án với tổng số vốn đầu tư là 44,9 triệu USD ( chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu tư). Nguồn: Báo điện tử Công thương, ngày 4/6/2011.

Đây là các lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như nhận được nhiều ưu đãi từ phắa Chắnh phủ Lào. Đó thực sự là một lợi thế lớn của doanh nghiệp Việt Nam so với các nhà đầu tư nước ngoài khác. Vì vậy, khi đầu tư sang Lào, doanh nghiệp Việt Nam đã biết tranh thủ khai thác triệt để lợi thế này.

Trong lĩnh vực đầu tư:

Trong lĩnh vực đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, cùng bỏ vốn phát triển các ngành sản xuất và kinh doanh giữa các bộ, ngành, địa phương là hình thức hợp tác

phổ biến giữa hai nước. Hoạt động hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào sôi động và đạt được kết quả khả quan.

Trong vài năm gần đây, tốc độ đầu tư của Việt Nam tại Lào gia tăng mạnh. Đầu tư của Việt Nam được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng yếu. Các địa phương tập trung nhiều dự án đầu tư của Việt Nam nhất là thủ đô Vientiane, tỉnh Savannakhet và tỉnh Champasak. Năm 2004, Việt Nam có 29 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư 18,9 triệu USD. Từ cuối năm 2007 Việt Nam luôn nằm hàng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư ở Lào. Riêng trong năm 2009, Việt Nam trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Lào với 48 dự ánm, tổng số vốn đăng ký là 1,42 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 47 dự án, tổng vốn đăng ký là 932,8 triệu USD, sau nữa là Thái Lan với 37 dự án, tổng vốn đăng ký là 908,6 triệu USD.

Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào có quy mô khác nhau, được phân bổ trên hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực điện, khai thác mỏ, xây dựng, viễn thông, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có vốn đầu tư lớn như Công ty cổ phần điện Việt ỜLào, Star Telecom Ờ Viettel, Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4, Công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn An Phú- Lào, Công ty Vinacomin LàoẦ Với quan điểm Ộ Hợp tác phát triển, đầu tư vào Lào là góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đối ngoại, ổn định chắnh trị, quốc phòng an ninhỢ, các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An đã phối hợp nước bạn đầu tư khai thác tài nguyên, công nghệ và đào tạo nhân lựcẦ Nghệ An có 12 doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Xieng Khoang xây dưng nhiều công trình cầu đường, nhà cửa trị giá hàng nghìn tỷ đồng, khai thác mỏ trên 9250 tỷ đồng, đầu tư chăn nuôi 40 tỷ đồng. Nổi bật là các công ty: Công ty phát triển đầu tư thương mại Việt Ờ Lào, Thái Dương, Mạnh Phú, Daly, Huy Hoàng,...

Lĩnh vực đầu tư được nhiều nhà đầu tư Việt Nam quan tâm là cơ sỏ hạ tầng, dịch vụ, du lịch, xây khách sạn 5 sao, căn hộ cao cấp, sân golf, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng... Đây cũng là lĩnh vực Lào đặc biệt khuyến khắch doanh nghiệp Việt Nam nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch sinh thái và văn hóa

của Lào, nhất là trong bối cảnh các nước ASEAN đang tắch cực đẩy mạnh hợp tác du lịch. Trong lĩnh vực dịch vụ nổi bật là Công ty Long Thành với dự án 1 tỷ USDxây dựng sân golf và biệt thự ở thủ đô Viêng Chăn. Tháng 10/2010 Công ty TNHH An Phú ỜLào đã khởi công xây dựng Trung tâm thương mai Thạt Luổng có vốn đầu tư 58,6 triệu USD, với tổng diện tắch sử dụng 55.000 km2 gồm khu du lịch thương mại, khu văn phòng, căn hộ cao cấp, khuôn viên cây xanh, bể bơi và dịch vụ giải trắ. Công trình được khởi công đúng vào dịp hai nước đã và đang tổ chức chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và 450 năm Vientiane.

Trong ngành công nghiệp:

Theo thống kê, khai thác mỏ và năng lượng là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất, mặc dù Chắnh phủ Lào hết sức khuyến khắch đầu tư vào các ngành phi tài nguyên nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Đáng chú ý là các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, theo đánh giá từ phắa Chắnh phủ Lào đã có một số dự án triển khai đầu tư lớn và đảm bảo tiến độ tốt, như Xêkamản 3, Thủy điện Nậm San, Nậm Ngừng 4 ,Ầ Đặc biệt trong đó dự án Xêkamản 3 có thể coi là một trong những dự án điển hình cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt- Lào. Dự án này có công suất 250 MW, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, do Công ty cổ phần Điện Việt Ờ Lào ( Tổng công ty Sông Đà giữ quyền chi phối) làm chủ đầu tư.

Cùng với Tổng công ty Sông Đà, các tập đoàn Than- Khoáng sản, Viễn thông Quân đội ViettelẦ cũng là những nhà đầu tư lớn ở Lào, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực khai khoáng, viễn thôngẦtrong đó Viettel đang là nhà đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông đứng thứ hai, với trên 1.800 trạm thu phát sóng và hơn 1,6 triệu thuê bao. Tập đoàn này đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Lào.

Trong ngành nông-lâm nghiệp:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Thời gian qua, hợp tác nông nghiệp giữa hai nước đã đạt được kết quả trong trao đổi hàng hóa nông sản; tháo gỡ những trở ngại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu ta sản xuất tại Lào.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp hai nước sẽ tăng cường các hợp tác song phương và đa phương để thực hiện các cam kết công ước khu vực và quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khắ hậu, giảm khắ thải gây hiệu ứng nhà kắnh, chống suy thoái rừng và mất rừng, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, tăng cường quản trị, thực thi luật lâm nghiệp và thương mại lâm sản, tiếp tục thực hiện các dự án: Xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Lào; dự án phân vùng nông nghiệp cả nước. Đồng thời thực hiện một số dự án mới trong năm 2011 như: Quy hoạch và phát triển thủy sản Lào giai đoạn 2011-2020; đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai của Lào; nâng cấp trạm kiểm dịch động vật tại cửa khẩu Densavan, huyện Sepon, dự án chuyển giao phần mềm quản lý lũ và hạn hán.

Việt Nam đã trồng hàng vạn hecta cao su tại 4 tỉnh Nam Lào. Cao su đang phát triển nhanh chóng và hiện nay nhà đầu tư đang triển khai các nhà máy chế biến cao su. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam hiện sở hữu hơn 22.500 hecta cao su trên tổng quỹ đất được giao hơn 66.600 hecta; Công ty Đắc Lắc với vốn đầu tư thực hiện khoảng 15 triệu USD.

Tỉnh Bình Dương cũng đã tham gia chương trình hướng về Nam Lào bằng một nông trường 2.000 hecta. Một số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng đã bị cuốn hút vào vòng hợp tác phát triển kinh tế với Lào. Điển hình là Công ty TNHH Quán Quân ở Chợ Lớn đã tham gia chương trình trồng khoai mì ở tỉnh Salavan và tiến tới sử dụng Salavan như một tâm điểm để thu mua sắn lát tại các tỉnh khác của Nam Lào. Công ty này đã lập nhà máy chế biến sắn lát tại chỗ với công suất hơn 20 ngàn tấn/ năm. Nhiều nhà đầu tư tư nhân Việt Nam khác cũng đang tìm đất trồng sắn tại Lào. Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Mỹ Thịnh đã thuê được vùng đất thuận lợi về thổ nhưỡng và khắ hậu tại huyện Pakson tinhhr Champassak để thành lập đồn điền trông cây ca cao, một sản phẩm mới tại Lào, khá thắch hợp với vùng đất đỏ bazan ( mỗi năm có gần đến 300 ngày mưa).

Trong lĩnh vực lâm nghiệp: Với diện tắch gần 250 ngàn km2 trong đó rừng chiếm 70% tổng diện tắch và chỉ mới hơn 6,5 triệu dân, Lào là một vùng đất còn rất

nhiều rộng mở cho các hướng phát triển nhất là cộng nhiệp chế biến, khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp.

Công ty Savimex của TP.HCM đã ký văn kiện hợp tác chắnh thức với tỉnh Champasak về việc thành lập nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường châu Âu và thị trường Mỹ, nhà máy đặt cơ xưởng trên đất Paksé, thu mua nguồn gỗ của địa phương chế biến hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một chương trình được khắch lệ vì phù hợp với chủ trương của hai địa phương. Tại tỉnh Sekong, Công ty cổ phần Kontum cũng có dự án chế biến gỗ, trồng cao su. Công ty Hoàng Anh Gia Lai có dự án trồng 10.000 hecta cao su tại Attapeu. Các doanh nghiệp Nghệ An đã nhập khẩu dược 160.000 m3 gỗ từ LàoẦ

Chương trình hợp tác phát triển đồn điền cao su giữa Tổng cục Cao su Việt Nam với Bộ Nông Lâm Nghiệp Lào đã đạt những bước thành công bước đầu. Trên vùng đất cao nguyên Boloven gồm bốn tỉnh Champassak, Xêkon, Salavan, Attapeu đã có nhiều đồn điền cao su với diện tắch trên 70.000 hecta.

Công ty cổ phần cao su Việt Lào được thành lập vào cuối năm 2010 đã trồng mới được 10.000 hecta cao su trên vùng đất của hai tỉnh Champasak ( cách biên giới Việt Nam khoảng 300km). Tháng 3 năm 2010, Nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên của Champasak với tổng vốn đầu tư 68 tỷ đồng, công suất 15.000 tấn/ năm diện tắch 13 hecta nằm giữa vùng nguyên liệu của Công ty cỏ phần Cao su Việt Lào đã được khởi công xây dựng. Sự ra đời của công ty đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân các bộ tộc Lào, giúp giảm đói nghèo và thúc đầy phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước Lào nói chung. Đây là một chương trình hợp tác có kết quả cụ thể dựa trên phương châm Ộ tài nguyên đất và công nhân Lào, vốn và kỹ thuật của phắa Việt NamỢ. Không chỉ có Công ty cao su Việt Lào, Tổng công ty Cao su Đắk Lắk cũng đã hoàn thành 3.000 hecta cao su tại Paksé, ngoải ra còn trồng mới 200 heca cà phê tại Pakso.

Trong ngành khai thác khoáng sản và thủy điện:

Một nguồn lợi lớn của đất nước Lào vẫn còn nằm sâu trong lòng đất đó là các quặng mỏ. Chắnh phủ Lào đã mở cửa một phần cho việc hợp tác khai thác quặng

mỏ đối với Việt Nam và đối với một vài nước khác. Có thể nói, hai thác khoáng sản là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào so với các lĩnh vực khác. Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại Lào nhìn chung đã triển khai hoạt động bao gồm dự án thuộc diện 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam và dự án liên doanh giữa Việt Nam và Lào. Tháng 12/2010, Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Việt Lào và Công ty Bútđa Vientiane đã bắt đầu khảo sát thăm dò mỏ đồng diện tắch 300 km2 tại hai huyện thuộc tỉnh Viêng Chăn. Đây là một dự án lớn với vốn đầu tư 31 triệu USD trong thời hạn 30 năm.

Tháng 3/2011, Công ty TNHH hợp tác khoáng sản Lào- Việt Nam đã ký kết hợp đồng khảo sát thạch cao tại khu vực bản Tưng, huyện Xêbăngphay thuộc tỉnh Khăm Muộn có diện tắch trên 4,7 km2, với trữ lượng khoảng 2,2 triệu tấn và vốn đầu tư 700.000 USD. Đây là một mỏ thạch cao có trữ lượng lớn nằm gần quốc lộ 13 nên rất thuận lợi cho thăm dò khai thác. Công ty khoáng sản Quảng Bình có dự án khai thác mỏ với vốn đầu tư gần 330 triệu USDẦ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam cũng đã có vài công ty xin phép khai thác mỏ vàng ở vùng Nam Lào, nhưng vẫn còn trong giai đoạn thăm dò trong từng khu vực được quy định vài ngàn hecta. Khai thác quặng sắt thép là một lĩnh vực được rộng mở hơn. Hiện đã có 46 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào dể thăm dò, khai thác khoáng sản.

Thủy điện là một thế mạnh của nền kinh tế Lào, đồng thời là lĩnh vực hợp tác rất quan trọng giữa Việt Nam và Lào. Đây là lĩnh vực có vốn đầu tư lớn nhất trong số các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào trong đó có 3 dự án lớn.

Một là, dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 273 triệu USD. Dự án đã khởi công vào ngày 5/4/2006 và đang triển khai thi công xây dựng các công trình, giá trị vốn đầu tư thực hiện khoảng 80 triệu USD.

Hai là, dự án Thủy điện Xekaman 1 với tổng vốn đầu tư là 441,6 triệu USD cấp phép ngày 21/12/2007 là một dự án quan trọng. Dự án gồm hai công trình là thủy điện Xekaman 1 và Thủy điện Xekaman Xanxay có tổng công suất 322 MW

được xây dựng trên sông Xekaman tại huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, cách Việt Nam khoảng 75 km, do Công ty TNHH Điện Xekaman 1 ( XKM1) cùng hai cổ đông là Công ty Cổ phần Điện Việt-Lào và Tổng Công ty Điện Lực Lào xây dựng. Theo kế hoạch, cả hai nhà máy này sẽ được khánh thành vào năm 2014 dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015 cung cấp khoảng trên 1 tỷ 200 triệu KWh điện mỗi năm trong đó 20% sản lượng điện cung cấp trong nước và 80% xuất khẩu sang Việt Nam. Đây là dự án nằm trong chương trình hợp tác năng lượng giữa chắnh phủ hai

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 37)