Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO CHDCND LÀO
3.2.2 Kiến nghị đối với chắnh phủ Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngoài: Hệ thống luật pháp, chắnh sách đóng vai trò là những viên đá tảng mở đường cho dòng đầu tư Việt Nam sang Lào chắnh là những hiệp định, nghị định thư, luật, thỏa thuận và các định chế pháp lý trong nước và quốc tế khác liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia. Tiếp đến là đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư cho thuận lợi mà vẫn không giảm vai trò quản lý của nhà nước.
Thứ hai , khẩn trương hoàn thành việc xây dựng chiến lược đầu tư sang thị trường Lào. Chiến lược này như kim chỉ nam cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở chiến lược của nhà nước các doanh nghiệp mới có định hướng và biện pháp đầu tư cho phù hợp với mong muốn của các bên.
Thứ ba, ban hành chắnh sách ưu đãi khuyến khắch đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Chắnh phủ và các cơ quan ban ngành cần ban hành các chắnh sách ưu đãi khuyến khắch hoạt động đầu tư sang Lào như các chắnh sách ưu đãi về thuế; chắnh sách quản lý ngoại hối, khuyến khắch tái đầu tư hoạt động ra nước ngoài. Lập danh mục các dự án quan trọng thuộc danh mục khuyến khắch đầu tư sang Lào sẽ được hưởng chắnh sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, ưu đãi về thuế.
Thứ tư, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp sang thị trường Lào: Trước hết cần tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Chắnh phủ nên có các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường cung cấp các loại dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghệp.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn đầu tư sang Lào: Các doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ về cácd dịch vụ hỗ trợ tư pháp, nhất là về đắng ký và xử lý tranh chấp thương hiệu, tư vấn kế toán, thuế, thủ tục nhập khẩu; các dịch vụ tài chắnh ngân hầng, nổi bật là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm và bảo lãnh tắn dụng.
Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư tại Lào: Để khắc phục tình trạng Ộ mùỢ thông tin về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp sang Lào như hiện nay cần có chế tài đủ mạnh để yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ về tình hình triển khai các dự án. Mặt khác, cơ quan quản lý đầu tư cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá về hiệu quả đầu tư.
Thứ bảy, phối hợp với chắnh phủ Lào để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp Việt Nam: Để tăng cường hợp tác đầu tư, chắnh phủ các nước phải có chương trình hợp tác dài hạn, toàn diện, có một hệ thống chắnh sách hợp lý. Cụ thể, đề nghị Chắnh phủ hai nước miễn hoặc giảm thuế thu nhập cho người lao
động Việt Nam. Mặt khác, cơ quan hai nước có thể tăng thời gian làm việc tại các cửa khẩu của Việt Nam và Lào để giúp quá trình tập kết nguyên vật liệu thi công các công trình của nhà đầu tư được thuận lợi, đảm bảo tiến độ xây dựng công trình. Bộ tài chắnh nên ký các hợp đồng bảo hộ đầu tư, ưu đãi thuế quan, tránh cho các doanh nghiệp việc bị đánh thuế hai lần, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư Việt Nam.
Thứ tám. Chắnh phủ Việt Nam cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu đào tạo người lao động. Mặt khác, chắnh phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực thúc đẩy người lao động tắch cực tham gia lao động tại Lào.
Thứ chắn, cải cách thủ tục hành chắnh đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng biện pháp hành chắnh ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Thứ mười, cần thiết lập cơ chế cảnh báo những rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cũng như trên nước Lào nói riêng.