Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 25)

Lào là một nước nông nghiệp nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng lực lượng lao động xã hội: 78%; lao động ciông nghiêọ chiếm tỷ trọng 20% và lao động dịch vụ chiếm 2%. Nhìn chung, trình độ văn hóa và tỷ lệ lao động qua dào tạo thấp. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. để khắc phục tình trạng này, thời gian qua nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn song lại bị giới hạn về số lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp không quá 10% theo Luật Khuyến khắch đầu tư nước nogài của Lào, chi phắ cao. Giải quyết theo cách khác là doanh nghiệp lại phải đưa lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. cả hai cách này đều đẩy chi phắ đào tạo lên cao, đây là một điểm bất lợi đối với nhà đầu tư nước ngoàiẦ

Tỷ lệ mù chữ của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên giảm rất mạnh. Tình trạng đi học của dân số từ 6 tuổi trở lên cho thấy hệ thống giáo dục chưa phát triển.

- Đối với nhóm tuổi trẻ từ 6-19 tuổi, tỷ lệ chưa bao giờ đến trường khoảng 16,5%, thậm chắ nhóm 6-9 tuổi, lên đến 28,6%. Tỷ lệ đang đi học không cao, đặc biệt là nữ. Khoảng 2/3 phụ nữ 15-19 tuổi đã bỏ học hoặc chưa bao giờ đến trường. Tình trạng này dẫn đến lấy chồng, sinh con sớm, không có hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp.

- Nhóm dân số 30-59 tuổi, chiếm 52% dân số trong độ tuổi lao động nhưng hơn 25% số này chưa bao giờ đến trường và cơ hội học tập của họ trong hệ thống giáo dục hầu như không có, chưa đến 0,5% đang theo học tại các trường. Điều này cho thấy nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất to lớn nhưng khó thực hiện được qua hệ thống giáo dục chắnh quy.

- Đối với hệ đào tạo chuyên nghiệp, số lượng sinh viên các hệ còn ắt và có dấu hiệu ngày càng mất cân đối.

Bảng 2.3: Số học sinh đang được đào tạo chuyên nghiệp

Năm 2011 2012

Đại học 92.238 112.807

Cao đẳng 20.166 16.074

Trung cấp 822 294

Tổng 113.226 129.175

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào

Rõ ràng hệ đại học đang chiếm ưu thế và tăng lên còn các hệ cao đẳng, trung cấp tỷ lệ thấp và có dấu hiệu giảm đi. Do hệ thống đào tạo chuyên nghiệp chưa phát triển nên tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật rất thấp. Trong số 3.404.043 người tử 15 tuổi trở lên có 87.091 người có trình độ chuyên môn sơ cấp, chiếm 2,6%, Trung cấp 104.542 người, chiếm 3,1%, Đại học 47.202 người, chiếm 1,4% và Sau đại học 7.024 người, chiếm 0,2%. Như vậy, chỉ có 7,3% lao động ở Lào được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật từ sơ cấp trở lên. Có thể nói: Tuyệt đại bộ phận lao động ở Lào là lao động giản đơn.

Bảng 2.4: Dự đoán về lực lượng lao động và trẻ em độ tuổi đến trường

2005 2010 2015 2020 %tăng

2005-2020

động Trẻ em độ tuổi

đến trường 1.681.811 1.902.816 2.252.860 2.435.765 44,8

Nguồn: Trung tâm thống kê Quốc gia Lào

Bảng 2.4 chỉ ra dự đoán tăng trưởng của lực lượng lao động và trẻ em dân số ở độ tuổi đến trường cho tới năm 2020. Lực lượng lao động dự đoán là tăng khoảng 1.325.000 nhân công hoặc gần 45% trong 7 năm tới. Trẻ em độ tuổi đến treoèng được dự đoán là tăng khoảng 753.950 người, hoặc khoảng 45%. Thực tế cho thấy rằng sự tăng trưởng lực lượng lao động tập trung hầu hết ở những khu vực nông thôn sẽ đặt ra tát nhiều thách thức. Cơ hội kiếm việc làm thêm ở nông thôn bị giới hạn. Giáo dục ở những khu vực nông thôn kém có hiệu quả và chất lượng thấp hơn ở những khu vực thành thị.

Bảng 2.5: Trình độ kiến thức của cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Điện lực Lào

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Thạc sỹ 154 11 176 12 174 12 Đại học 359 49 527 98 537 103 Cao đẳng 559 81 815 134 866 148 Trung cấp 1076 215 1173 235 1135 223 Sơ cấp 500 91 372 53 353 53 Lái xe 202 0 196 0 192 0 Không có chuyên môn 142 20 120 16 114 15 Cộng 2995 467 3379 548 3371 554

Nguồn: Báo cáo hàng năm Điện lực Lào

Nhìn chung, ngành Điện lực Lào đang phát triển liên tục trình độ kiến thức chuyên môn cho nhân viên. Số lượng nhân viên có bẳng cấp thạc sỹ được nâng cao, đại học, cao đẳng chiếm phần lớn trong ngành.

Bên cạnh đó, nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số, tiếp theo là công nghiệp và dịch vụ,

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 25)