Kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 69)

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO CHDCND LÀO

3.2.3Kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Quan điểm đầu tư sang Lào của các doanh nghiệp Việt Nam:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Lào phải trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ắch kinh tế và lợi ắch anh ninh quốc phòng: Khâc với đầu tư sang quốc gia khác, đầu tư trực tiếp sang Lào không thể đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu, mà đó là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ắch kinh tế và lợi ắch an ninh quốc phòng của đất nước. Lào nằm dọc biên giới với Việt Nam vì vậy tăng cường đầu tư sang thị trường này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc củng cố và đảm bảo anh ninh quốc phòng cho đất nước Việt Nam.

Thứ hai, coi hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào là động lực và là bước khởi đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư sang các nước phát triển: Trong xu thế hội nhập và mở cửa, các doanh nghiệp Việt Nam cần coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quan trọng. Muốn vậy, trước tiên các doanh nghiệp tập trung

vào thị trường quen thuộc là Lào để dần khẳng định vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực trước khi vươn ra biển lớn. Về dài hạn, có thể nói đầu tư trực tiếp sang Lào chắnh là bước đệm để các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư các dự án lớn sang các thị trường khác.

Thứ ba, coi các dự án hỗ trợ phát triển chắnh thức của chắnh phủ Việt Nam cho Lào là tiền đề cho các dự án đầu tư trực tiếp: Giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong thời gian tới, các dự án viện trợ của Việt Nam cho Lào cần hướng vào những hoạt động có tắnh hỗ trợ hoặc mở đường chocác dự án FDI. Cụ thể, Việt Nam có thể giúp Lào làm quy hoạch phát triển kinh tế trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Việt Nam biết được Lào cần ưu tiên thu hút những loại dự án nào. Ngoài ra, có thể giúp Lào trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo công nhân có tay nghề cao.

Thứ tư, tiếp tục kết hợp giữa các dự án quy mô đầu tư lớn theo Hiêọ định cấp chắnh phủ với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp và các địa phương: Thời gian quan, hoạt động đầu tư sang Lào thường theo hai kênh cơ bản. Kênh thứ nhất là các doanh nghiệp đầu tư theo các Hiệp định được ký kết giữa các chỉnh phủ; đây thường là những dự án quy mô lớn, mang nặng yếu tố chắnh trị và không đặt nặng lợi ắch kinh tế lên hàng đầu. Kênh thứ hai là bản thân các tỉnh, các doanh nghiệp của hai nước có quan hệ hợp tác trên cơ sở đó tự tìm kiếm những dự án đầu tư. Đây thường là các dự án có quy mô nhỏ, đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Trong dài hạn các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp tục kết hợp hai kênh đầu tư này, thậm chắ có thể coi hoạt động đầu tư sang Lào là một phần không thể tách rời trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp, của ngành và của cả nền kinh tế.

Kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Lào cần nẳm rõ và chắc những quy định pháp luật, những quy chế, quy định, chắnh sách của nước sở tại, tránh các hoạt động tự phát, tràn lan, gây tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Lào, và các doanh nghiệp nước ngoài khác. Các nhà đầu tư Việt Nam cần tắch cực và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin thị trường

Lào để có thể xây dựng những chiến lược phát triển ổn định, bền vững.

Thứ hai , các nhà đầu tư Việt Nam cần có chiến lược đầu tư hợp lý, nên đầu tư quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời, cần lưu ý đến những vấn đề về mẫu mã, sở thắch, thị hiếu người tiêu dùng tại Lào và cần có những điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng với thị trường Lào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có những điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng với thị trường Lào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý đến chất lượng hàng hóa, sản phẩm, đạt tiêu chuẩn về độ bền, độ an toàn, tiên ắch cho người tiêu dùng. Đây là biện pháp giúp doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh và đứng vững trước sự cạnh tranh của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Hiện nay, đồ gốm sứ của Việt Nam đang là mặt hàng được đánh giá cao. Lào chỉ sử dụng một phần lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, một phần khác được tái xuất khẩu sang nước khác. Nếu chất lượng, mẫu mã hàng của Việt Nam nâng cao thì chắc chắn sản phẩm này sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ ở Lào mà còn các thị trường quốc tế khác.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần ưu tiên, tập trung vào một số lĩnh vực có tiềm năng và hiệu quả cao như trồng rừng, khai thác khoáng sản, thủy điệnẦ thông qua mua quyền khai thác rừng, quyền khai thác mỏ, xây dựng các nhà máy chế biến khoáng sản để xuất khẩu tại chỗ hoặc xây dựng nhà máy sơ chế dể nhập khẩu về nước làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế của Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên đất Lào. Thực tế cho thấy, sức mạnh của ccs doanh nghiệp Việt Nam trên đất Lào phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của từng công ty và tinh thần đoàn kết giữa các doanh nhân Việt Nam. Thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên đất Lào có nhiều biểu hiện cho thấy sự thiếu đoàn kết, mạnh ai nấy sống. Chắnh điều này đã làm suy giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.

KẾT LUẬN

Quan hệ Việt- Lào là quan hệ đặc biệt được xây dựng từ lâu bởi công sức của nhiều thế hệ trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Giữa hai quốc gia đã thiết lập được những mối quan hệ lâu dài và gắn bó trên tất cả các lĩnh vực và đạt được những hiệu quả to lớn, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với tiến trình phát triển kinh tế của cả hai nước, đồng thời góp phần thiết chặt mối quan hệ thủy chung, lâu đời giữa hai quốc gia.

Những thay đổi của tình hình kinh tế thế giới và khu vực đòi hỏi Việt Nam và Lào phải tăng cường hợp tác sâu rộng để hội nhập và phát triển. Mối quan hệ truyền thống được chuyển dần từ trọng tâm là hợp tác chắnh trị, quốc phòng an ninh sang hợp tác toàn diện, trong đó môi quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư là các hoạt động chủ đạo, được hai nước đặc biệt quan tâm phát triển. Giai đoạn 2000- 2012 đã ghi nhận những bước phát triển và những thành tựu to lớn trong mối quan hệ kinh tế hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư FDI.

Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của cả hai nước. Những nét tương đồng của hai nước về chắnh trị, kinh tế, trong tương lai, các dự án FDI của Việt Nam sang Lào chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 69)