đầu tư
Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ:
Đầu tư của Việt Nam sang Lào cho đến nay đã có mặt tại 16/17 tỉnh của Lào. Nơi có nhiều dự án nhất là Thủ đô Viêng Chăn với 69 dự án, tiếp đến là tỉnh Hủa Phăn với 18 dự án. Ngoài ra, 5 tỉnh thu hút được trên 10 dự án là Xiêng Khoảng, Khăm Muộn, Savanakhet, Champasal và Savanakhet. Vùng Bắc Lào gồm 9 tỉnh, nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai nhưng còn 6 tỉnh có ắt dự án của doanh nghiệp Việt Nam như Xaynhabuly, Oudõmay,LuangPrabang, Phóngaly, Luangnamtha và Bokeo. Vùng Trung Lào còn tỉnh Bolykhamxay.
Bảng 2.14: Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ
( Tắnh các dự án có hiệu lực đến hết 10/2010, đơn vị USD)
Vùng Số dự án Tỷ trọng về số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng về vốn Bắc Lào 23 12,30 217.175.740 7,55 Trung Lào 104 55,61 1.694.892.099 58,96 Nam Lào 43 32,09 962.785.751 34,49 Tổng 187 100 2.874.835.590 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Xét theo số dự án, Trung Lào là vùng nhận được số dự án đầu tư của Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 55,61% số dự án. Các dự án tại đây chủ yếu là xây dựng khu đô thị, khai khoáng và dịch vụ viễn thông. Tiếp theo là vùng Nam Lào, chiếm 32,1 % số dự án, với các dự án thuộc lĩnh vực trồng, chế biến cao su, thủy điện, dịch vụ và một số dự án bất động sản. Khu vực có số dự án thấp nhất là miền Bắc Lào với 12,3% số dự án vào một số lĩnh vực như kinh doanh siêu thị, khai thác khoáng sản
Xét theo quy mô vốn đầu tư, Trung Lào chiếm khối lượng lớn về tổng vốn đầu tư với 58,96%, đặc biệt là thủ đô Vientiane, vùng có số dân đông đúc nhất trong cả nước, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn cả so với các vùng khác. Đây là khu vực thu hút đầu tư lớn nhất tại Lào, lượng vốn đầu tư vào Vientiane rất lớn là do có dự án đầu tư phát triển sân golf, khách sạn 5 sao và nhà Villa
Vientiane, do Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành thực hiện với nguồn vốn hơn 1 tỷ USD.
Có thể nói, hầu hết các ngành ở Trung Lào đã thu hút được đầu tư từ Việt Nam. Đó là ngành sản xuất, lắp ráp điện, điện tử; Công nghệ khai khoáng; Công nghệ chế biến nông, lâm sản; Sản xuất trang thiết bị y tế, dược phẩm; Dệt may; Phân bón;Ầ Trong các ngành trên thì khai thác khoáng sản vẫn được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đầu tư hơn cả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư vào du lịch và giải trắ, vốn là các lĩnh vực đầy tiềm năng tại khu vực này.
Nam Lào cũng là vùng chiếm tới 33,49% về lượng vốn đầu tư, đây là vùng có điều kiện tự nhiên, khắ hậu thuận lợi, đất đai phì nhiêu, rừng bao phủ hơn 70-80% diện tắch, có nhiều đồng bằng và thung lũng rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng trồng nguyên liệu như cao suẦ
Chắnh phủ Lào đang có kế hoạch phát triển kinh tế khu vực này, dựa trên hành lang kinh tế Đông-Tây, nối khu vực này với Thái Lan ở phắa Tây và Việt Nam ở phắa Đông. Ba trong bốn tỉnh Nam Lào là Attapue, Salavan, Xekong sẽ tham gia tam giác phát triển Việt Nam Ờ Lào Ờ Campuchia. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư khai thác thủy điện, trồng cây công nghiệp, khai khoáng ở khu vực này. Dự án kháu thác đồng đỏ ở Xêpôn đang được triển khai, với lượng vốn đầu tư rất lớn và rất có triển vọng trong tương lai.
Khu vực Bắc Lào có địa hình khai phá hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển nhất trong cả nước. Tuy nhiên đây lại là vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu kinh doanh tại đây trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản. Giáp ranh vùng này là các tỉnh Tây Bắc Việt Nam- các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, do vậy việc đầu tư của các doanh nghiệp tại đây sang Lào hiện nay còn rất hạn chế. Gần đây, Trung Quốc đang mở rộng đầu tư sang Bắc Lào, đặc biệt là trồng cây cao su, đây thực sự là sức ép cạnh tranh và gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào khu vực này.
Theo quy định của Luật Đầu tư Lào, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào dưới 3 hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Trước năm 2003, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào thường theo hình thức liên doanh với chắnh phủ Lào và hợp đòng hợp tác kinh doanh, không thành lập pháp nhân mới. Từ năm 2006 đến nay, các hình thức cũng có nhiều thay đổi.
Bảng 2.15: Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức
Đơn vị: USD
Hình thức
Năm 2005 và 2006 Năm 2009 và năm 2010 Số DA Tổng vốn đầu tư Số DA Tổng vốn đầu tư 100% vốn Việt Nam 12 70.365.192 29 912.671.516 Liên Doanh 20 68.109.222 8 422.345.100 HĐ hợp tác kinh doanh 10 6.452.566 2 17.566.562 Tổng 42 144.926.980 39 1.352.583.178
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam
Hiện nay, trong các dự án đầu tư sang Lào, những dự án đã sử dụng 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế. Xét theo tiêu chắ chỉ số dự án, năm2005 và năm 2006 , tỷ lệ này là 28% thì đến năm 2010 đã tăng lên 75%. Ngược lại hình thức hợp tác kinh doanh lại có xu hướng giảm mạnh, năm 2005hình thức này đã chiếm đến hơn 24%, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này đã giảm còn 5%. Hình thức liên doanh cũng giảm mạnh , từ 48% giảm còn 21%.
Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào ngành công nghiệp. Ngoài ra trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ và đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông cũng được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đâu ntư dưới hình thức 100% vồn Việt Nam. Điển hình nhất là dự án đầu tư xây dừng và cung cấp mạng viễn thông cho Lào của tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel, được bộ KH&Đt cấp phép ngày4/2/2008, với tổng vốn đầu tư dự án gần 84 triệu USD.