Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút FDI từ Việt Nam của Lào

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 61)

của Lào

Những hạn chế trong việc thu hút FDI từ Việt Nam của Lào:

Theo các chuyên gia kinh tế, môi trường đầu tư của Lào còn nhiều hạn chế, nhu cầu thị trường tăng chậm, dung lượng thị trường nhỏ và sức mua trong nước còn rất thấp. Trong khi cung về nhiều sản phẩm trước mắt đã bảo hòa; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, các yếu tố thị trường chưa đầy đủ. Quản lý nhà nước về Đầu tư nước ngoài còn bất cập, đặc biệt là thủ tục hành chắnh còn nhiều phiền hà, tình trạng chấp hành chưa nghiêm luật pháp, chắnh sách, hiện tượng tham nhũng chưa bị chặn đứngẦ điều này làm mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ nhất, chắnh sách đầu tư của Lào chưa đồng bộ: Thủ tục tạm nhập, tái xuất máy móc, phương tiện còn khó khăn; thủ tục đăng ký tạm trú cho người lao động còn phức tạp; thủ tục đầu tư còn nhiều phiền hà gây trở ngại cho các dự án. Việc chuyển tiền còn nhiều khó khăn do chưa có nhiều đại diện ngân hàng Việt Nam tại Lào; quy định về sử dụng lao động nước ngoài trong các dự án tại Lào còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp về nguồn lao động đặc biệt là lao động kỹ thuật có tay nghề cao.

Thứ hai, thiếu đội ngũ nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các dự án: Lực lượng lao động tại quốc gia này còn hạn chế, trình độ thấp.

Thứ ba, hệ thống dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ dự án chưa phát triển: Hệ thống dịch vụ kỹ thuật như hệ thống các công ty tư vấn, hệ thống sửa chữa bảo dưỡng thiết bị nặng, hệ thống cung cấp điện, chuyển tải, bốc dỡ,Ầở Lào còn rất thiếu. Chắnh sách văn bản quy phạm pháp luật không dễ để tiếp cận, phải mất thời gian tìm kiếm, hay việc dịch các hồ sơ, giấy tờ sang tiếng Việt là một cản trở rất lớn.

Thứ tư, vướng mắc về đất đai: như tiến độ giao đất cho các dự án trồng cây cao su khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thứ năm, vướng mắc về thuế và phắ: doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế và phắ, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư hơn.

Ngoài ra còn có một số hạn chế như:

+ Việc sử dụng vốn FDI từ phắa Việt Nam thì còn nhiều hạn chế vì CHDCND Lào chưa tương xứng với tiềm năng và đầu tư, tăng trưởng chưa thực sự vũng chắc. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy đã có tiến bộ song còn thấp và chậm được cải thiện.

+ Việc sử dụng kết cấu hạ tầng trong nhiều lĩnh vực còn yếu kém do trình độ phát triển sản xuất hàng hóa không theo kịp với phát triển kết cấu hạ tầng; điển hình là công suất sử dụng các công trình thủy lợi, giao thông, bến cảng, sân bay còn rất thấp gây lãng phắ cho nền kinh tế và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

+ Việc điều hành chắnh sách tiền tệ vẫn còn nhiều bất cập. Các công cụ chắnh sách tiền tệ vẫn còn quá ắt và chưa hoàn thiện, vẫn chủ yếu dựa vào các công cụ dự trữ bắt buộc và phát hành tắn phiếu ngân hàng; các nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở,Ầchưa được sử dụng.

Những nguyên nhân của hạn chế trong việc thu hút FDI từ Việt Nam của Lào

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động sâu sắc đến tình hình đầu tư trên toàn cầu trong đó có Lào. Do đó, các nhà đầu tư thận trọng hơn khi quyết định đầu tư vào những nước đang phát triển, chưa có nhiều công ty đa quốc gia tham gia.

Thứ hai, thị trường Lào còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng như các khu công nghiệp, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc chưa được hoàn thiện, gây ra nhiều khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình đưa các dự án FDI vào vận hành, kinh doanh.

Thứ ba, chi phắ nguyên liệu đầu vào như xăng, điện, bưu chắnh viễn thông, vận chuyển qua đường biển nhìn chung còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Thứ tư, do công tác quy hoạch còn bất hợp lý làm cho tình trạng các dự án FDI tập trung vào lĩnh vực có lợi thế, có khả năng thu hồi vốn nhanh mà không tập

trung vào nhu cầu thực sự của thủ đô trong quá trình phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu vực phúc lợi xã hội

Thứ năm, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, thủ tục hành chắnh vẫn là nỗi quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư vào Lào, các chắnh sách đầu tư chưa thực sự khuyến khắch nhiều nhà đầu tư tiềm năng, mới dừng lại ở mức khẩu hiệu chung chung.

Thứ sáu, nguồn nhân lực cho công tác thẩm định và xúc tiến đầu tư FDI còn hạn chế về số lượng, trình độ cũng như kinh nghiệm, điều này đặt ra thách thức rất lớn cho Lào khi muốn lôi kéo các dự án tiềm năng phù hợp với nhu cầu chung của xã hội và tình hình phát triển của Lào trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 61)