Tình hình thực hiện các dự án của Việt Nam tại Lào

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 48)

Về tổng thể các dự án đầu tư sang Lào của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt

Nam và Lào trong ngắn hạn và dài hạn. Vắ dụ, các dự án thủy điện tại Lào khi đi vào hoạt động, ngoài việc cung cấp điện cho nhu cầu phát triển của phìa Lào, một phần lớn ( 80-90%) điện năng sẽ được xuất khẩu về phắa Việt Nam để phục vụ sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Mặc dù có khó khăn về nguồn vốn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chắnh toàn cầu nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực xúc tiến các dự án theo tiến độ mà 2 bên ký kết.

Tuy nhiên, bên cạnh những dự án hiệu quả, cũng còn có nhiều dự án có vấn đề, nổi lên là:

+ Một số dự án trong lĩnh vực khai thác khoáng sản do trong quá trình thăm dò không phát hiện khoáng sản nên công ty đề nghị giao lại dự án cho Lào, vắ dụ như dự án tìm kiếm thiếc, kẽm ở tỉnh Hủaphăn và dự án tìm kiếm chì ở tỉnh Bolikhămxay của Công ty TNHH phát triển khoáng sản COECO của Việt Nam.

+ Trong lĩnh vực thủy điện, dự án nào đạt được thỏa thuận về giá điện hoặc có thị trường tiêu thụ thì được triển khai tắch cưc. Trong quá trình thực hiện Chắnh phủ Lào đã phải vào cuộc, giúp đỡ đàm phán giá điện với đối tác nước Việt Nam như dự án Xêkamản 1 với Việt Nam.

Nhìn chung, các vấn đề nổi lên liên quan tới các dự án đầu tư, Chắnh phủ Lào đều tiến hành giải quyết theo luật định và cơ chế phối hợp các ban ngành liên quan. Phần lớn các vấn đề được giải quyết thành công. Các vấn đề chưa giải quyểt xong đang tiếp tục bàn bạc đểtìm hướng giải quyết trong thời gian tới.

So với các đối tác nước ngoài khác thì Việt Nam có ưu thế hơn hẳn trong đầu tư trực tiếp vào Lào. Bởi vì, Việt Nam và CHDCND Lào là hai nước láng giềng gần gũi có sự tương đồng căn bản về định hướng chắnh trị và mục tiêu phát triển; hai nước có mối quan hệ kinh tế, chắnh trị hữu nghị đặc biệt, do đó chắnh phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào so với các đối tác khác trong khu vực. Chắnh phủ Lào luôn dành một chế độ đầu tư ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là về thuế và thời hạn thuê đất đai. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam được miễn giảm hoặc giảm thuế với thời hạn

xác định hoặc được kéo dài thời hạn thuê đất lâu hơn những nhà đầu tư của quốc gia khác khi đầu tư tại Lào. Về phắa Việt Nam với truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai nước nên các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư tại Lào không đơn thuần chỉ tập trung vào hiệu quả kinh tế mà còn tắnh đến cả việc củng cố, duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp mà hai nước đã dày công vun đắp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 48)