Xuất giải pháp để ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuấy nhập khẩu việt nam (Trang 72)

tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank:

Trên cơ sở các phân tích và nhận định trên, qua bài nghiên cứu này, em đề xuất một số giải pháp để Eximbank có thể ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân:

 Giải pháp đối với Ban điều hành của Eximbank:

(1)Ban điều hành của Eximbank cần đánh giá để đưa ra quyết định nên ứng dụng mô hình Logistic để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới hay cải tiến mô hình xếp hạng tín dụng hiện tại của mình, để có được đánh giá chính xác, Eximbank cần có một nghiên cứu tổng quát, đánh giá hiệu quả của hai hệ thống xếp hạng để quyết định nên áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nào phù hợp hơn với Ngân hàng.

(2)Eximbank cần xác định chính xác đối tượng khách hàng để xây dựng mô hình đánh giá xếp hạng với ứng dụng mô hình Logistic đó là: các khách hàng cá nhân vay vốn để tiêu dùng, mở thẻ tín dụng và các mục đích phục vụ đời sống khác.

(3)Eximbank cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để quản trị rủi ro của Ngân hàng, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đẩy đủ, chính xác phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm khách hàng.

 Giải pháp đối với hệ thống kiểm tra, giám sát của Eximbank:

(1)Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay để đảm bảo Eximbank đã đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng, đảm bảo tuân thủ quy định về hạng tín dụng, mức cho vay và giá cho vay hợp lý; kiểm tra, kiểm soát chứng từ đầy đủ để đảm bảo thông tin chính xác, góp phần cung cấp thông tin cho công tác nghiên cứu sau này.

(2)Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay để có thể có thông tin kịp thời về biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách hợp lý.

(3)Ngoài ra, cần tăng cường thêm công tác đào tạo để nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của cán bộ đánh giá xếp hạng. Thực tế cho thấy không có mô hình hay phương pháp đánh giá khách hàng nào có thể thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của các chuyên gia phân tích.

 Giải pháp đối với các cán bộ phụ trách nhiên cứu ứng dụng mô hình Logistic để xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank:

Sau khi quyết định xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng dựa trên ứng dụng mô hình Logistic, Eximbank cần thành lập một nhóm các cán bộ phụ trách nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của mô hình từ lúc nghiên cứu, xây dựng đến khi triển khai trên toàn hệ thống. Nhiệm vụ chính của nhóm phụ trách như sau:

(1)Tham mưu cho Ban điều hành của Ngân hàng về việc lựa chọn nhà tư vấn, bởi vì đối tác tư vấn là một phần rất quan trọng trong bất kỳ dự án nào, nhà tư vấn là người hiểu rõ về kỹ thuật, biết cách giúp Ngân hàng ứng dụng các kiến thức về tài chính vào việc xây dựng mô hình thống kê.

(2)Xây dựng cơ sở dữ liệu: Để thực hiện nghiên cứu được chính xác thì kích thước của mẫu phải đủ lớn do đó các thành viên nhóm nghiên cứu cũng như mỗi nhân viên Eximbank đều phải có trách nhiệm thu thập thông tin khách hàng phục vụ cho nghiên cứu.

Thời gian thu thập dữ liệu phải đủ dài vì các điều kiện có thể thay đổi theo thời gian sẽ không chính xác nếu dữ liệu thu thập không đủ dài.

(3)Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng từ việc ứng dụng mô hình Logistic: Sau khi thu thập dữ liệu, cần thực hiện các bước đánh giá theo phương pháp thống kê, ước lượng mô hình và kiểm định mô hình. Sau đó, sử dụng mô hình kết quả thu được từ nghiên cứu đánh giá khách hàng.

Việc đánh giá xếp hạng khách hàng sẽ thực hiện song song với mô hình hiện tại của Eximbank trong một khoảng thời gian đủ dài (khoảng 6 tháng – 1 năm) để có thể so sánh được kết quả.

(4)Thường xuyên theo dõi và đánh giá mức độ chính xác của mô hình xếp hạng tín dụng để nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuấy nhập khẩu việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)