THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuấy nhập khẩu việt nam (Trang 46)

NHÂN TẠI EXIMBANK

2.2.1 Quy định về xếp hạng tín dụng khách hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: tối đa đến 07/05/2008 các Ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của Ngân hàng và phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

 Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu 1 năm.  Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt.

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó, bao gồm

cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các loại tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

 Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.

 Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và thích hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ.

Và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

 Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

 Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

 Uy tín với các tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây.

 Các chỉ tiêu đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Dựa trên các yêu cầu trên, Ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trình Ngân hàng Nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

2.2.2 Quy định chung về xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank:

Thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với sự tư vấn của Ernst & Young, Eximbank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân như sau:

2.2.2.1 Định nghĩa:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân là phương pháp xác định mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân do Eximbank tự đánh giá bằng cách chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.

2.2.2.2 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng khách hàng:

- Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện một cách độc lập, khách quan. Thông tin, dữ liệu phục vụ cho hệ thống phải được thu thập đẩy đủ, trung thực, chính xác và có căn cứ cụ thể.

- Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng phải dựa theo các tiêu chí và các bảng tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm, xếp hạng đã được Eximbank ban hành thống nhất trong hệ thống.

- Đối với mỗi chỉ tiêu chấm điểm, nếu điểm số thực tế gần trị số nào nhất thì áp dụng trị số đó, nếu điểm thực tế nằm giữa hai trị số thì chọn trị số có mức điểm cao hơn.

- Điểm tổng hợp nhiều chỉ tiêu là tích số của điểm từng chỉ tiêu nhân với trọng số của chỉ tiêu.

2.2.2.3 Quy định về hồ sơ khách hàng:

Khách hàng phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ sau:

 Hồ sơ pháp lý: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú dài hạn, giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận độc thân...

 Hồ sơ tài chính khách hàng:

- Tài liệu chứng minh tài chính: xác nhận lương, hợp đồng cho thuê tài sản, thu nhập từ chứng khoán...

- Phương án phục vụ đời sống: trong đó có nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.

- Báo cáo dư nợ vay và số dư bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng đến thời điểm xin vay (nếu có). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hồ sơ tài sản bảo đảm: Như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản là động sản như giấy đăng ký xe...

2.2.2.4. Sử dụng kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân: hàng cá nhân:

Hiện tại, kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank chưa được sử dụng làm cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng hay kiểm soát tín dụng, hạng tín dụng được chấm chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên, Eximbank cũng đã định hướng trong tương lai gần, kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng sẽ được Eximbank sử dụng trong các quá trình sau:

 Sử dụng trước khi cấp tín dụng cho khách hàng:

Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là tiêu chí cơ bản để Eximbank lựa chọn khách hàng tiềm năng, xác định giới hạn tín dụng...

 Sử dụng trong quá trình thẩm định để cấp tín dụng cho khách hàng:

Trong quá trình thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng khi có nhu cầu, kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng phục vụ cho việc xác định mức độ rủi ro khách hàng, mức lãi suất áp dụng và quyết định tín dụng của Eximbank.

 Sử dụng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát tín dụng và phân loại nợ:

- Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng phục vụ công tác giám sát sau khi cho vay. Dựa vào kết quả xếp hạng khách hàng, Eximbank sẽ đưa ra mức giám sát phù hợp.

- Định kỳ hàng Quý hoặc đột xuất (nếu cần thiết), hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phục vụ cho công tác phân loại nợ theo phương pháp định tính nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý chất lượng tín dụng, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đảm bảo phù hợp với mức độ rủi ro có thể phát sinh đối với từng khách hàng.

2.2.3 Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank:

2.2.3.1 Đối tượng và nội dung chấm điểm xếp hạng tín dụng:

- Đối tượng của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân được phân chia theo mục đích vay và thời gian quan hệ tín dụng với Eximbank.

- Mục đích chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân là đánh giá và phân loại rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại Eximbank theo định kỳ tối thiểu 3 tháng/lần.

- Thời điểm đánh giá là: Cuối Quý I hoặc Quý II hoặc Quý III hoặc thời điểm 30/11 hoặc theo định kỳ khác tùy theo chính sách quản lý rủi ro của Eximbank.

- Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng cá nhân được phân biệt thành các nhóm sau:

 Khách hàng cũ: Là cá nhân đã và đang quan hệ tín dụng với Eximbank (không có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng tại Eximbank trên 12 tháng)

 Khách hàng mới: Là cá nhân trước đây chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank hoặc là cá nhân mới có quan hệ tín dụng và chưa đến kỳ trả nợ đầu tiên (nợ gốc và/hoặc nợ lãi) hoặc đã từng có quan hệ tín dụng với Eximbank nhưng thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 12 tháng

- Việc đánh giá sẽ được thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm là 20, 40, 60, 80 và 100.

- Phần xếp loại rủi ro khách hàng được xem xét theo 3 nhóm chỉ tiêu chính như sau:

 Nhóm chỉ tiêu về nhân thân.

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

 Nhóm chỉ tiêu về quan hệ với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng khác.

2.2.3.2. Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng.

Việc chấm điểm khách hàng cá nhân tại Eximbank được thực hiện theo quy trình như sau:

Mô hình 3: Quy trình xếp hạng tín dụng cá nhân của Eximbank

 Trọng số của từng nhóm chỉ tiêu:

Ba nhóm chỉ tiêu về nhân thân, khả năng trả nợ và quan hệ với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng được gọi là chỉ tiêu cấp 1, mỗi chỉ tiêu cấp 1 có một hệ số rủi ro theo từng loại khách hàng như sau:

Bảng 19: Trọng số của từng nhóm chỉ tiêu trong mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank

STT Các nhóm chỉ tiêu(chỉ tiêu cấp 1) Khách hàng cũ Khách hàng mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Thông tin về nhân thân 15% 25%

2 Khả năng trả nợ 42% 60%

3 Quan hệ với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng khác 43% 15%

Tổng 100% 100%

Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm tín dụng cá nhân tại Eximbank

Ứng với từng chỉ tiêu cấp 1 có những chỉ tiêu cấp 2. Mỗi chỉ tiêu cấp 2 cũng gắn với một hệ số rủi ro nhất định.

 Điểm số tín dụng của khách hàng:

Điểm số của khách hàng được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Z: là điểm tín dụng của khách hàng.

Tổng hợp điểm và xếp loại rủi ro

Chấm điểm

a: là điểm số của chỉ tiêu cấp 2 thứ i. xi: là hệ số rủi ro của chỉ tiêu cấp 2 thứ i.

yj: là hệ số rủi ro của chỉ tiêu cấp 1 thứ j mà chỉ tiêu cấp 2 thứ i thuộc vào nó.

 Tổng điểm kết hợp của 3 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro khách hàng theo bảng dưới đây:

Bảng 20: Các nhóm xếp hạng khách hàng trong mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank

Điểm số Xếp loại Định nghĩa

90 -100 AAA Khả năng đáp ứng các cam kết tài chính quy định trong nghĩa vụ trả nợ của người vay cực kỳ tốt. 80 – 90 AA

Một món nợ được xếp hạng AA chỉ khác biệt so với món nợ được xếp hạng AAA ở mức độ rất nhỏ. Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của người vay rất tốt.

75 – 80 A

Một món nợ được xếp hạng A bị tác động tương đối bởi ảnh hưởng bất lợi của tình thế và các điều kiện kinh tế hơn so với các món nợ được xếp hạng cao hơn.

70 – 75 BBB

Một món nợ được xếp hạng BBB thể hiện các thông số an toàn ở mức tương đối. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế bất lợi hoặc sự biến động của tình hình kinh tế sẽ làm suy yếu khả năng trả nợ.

65 – 70 BB

Một món nợ được xếp hạng BB đang phải đối mặt với các bất ổn hệ trọng hoặc liên đới trực tiếp đến các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh không thuận lợi khiến cho người vay không đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

60 – 65 B

Người vay có khả năng trả nợ ở thời điểm hiện tại. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh không thuận lợi sẽ làm suy giảm khả năng hoặc thiện chí hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ.

56 – 60 CCC

Một món nợ được xếp hạng CCC không có khả năng trả nợ ở thời điểm hiện tại và tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi mà người vay có thể hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ.

53 – 56 CC Một món nợ được xếp hạng CC có nguy cơ không hoàn trả cao ở thời điểm hiện tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm số Xếp loại Định nghĩa

45 – 53 C

Hạng C được sử dụng trong tình huống bên vay đã đưa đơn phá sản hoặc tiến hành các động thái tương tự nhưng việc thanh toán nợ vẫn được thực hiện.

20 – 45 D Khác mới các mức tín nhiệm khác, mức tín nhiệm D không thể hiện triển vọng trả được nợ mà được sử dụng cho tình huống người vay đã thực sự mất khả năng chi trả.

Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm tín dụng cá nhân tại Eximbank

2.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank.

Các chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank bao gồm 3 phần và có tổng cộng 48 chỉ tiêu đánh giá khách hàng. Cụ thể như sau:

 Phần 1: Thông tin về nhân thân.

 Bao gồm 12 câu hỏi, nội dung chủ yếu là về tuổi, trình độ học vấn, lý lịch tư pháp, tình trạng hôn nhân, tình trạng cư trú, số người phụ thuộc, tình trạng sức khỏe của khách hàng...

 Trong 12 chỉ tiêu của phần này, có 3 tiêu chí định tính, sự đánh giá phụ thuộc vào nhận định của cán bộ đánh giá như: Tình trạng sức khỏe của khách hàng, Đánh giá gia cảnh của khách hàng so với mặt bằng của vùng, đánh giá mối quan hệ của khách hàng so với cộng đồng.

 Phần 2: Khả năng trả nợ của khách hàng.

Eximbank đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo nguồn thu nhập của khách hàng, trường hợp khách hàng có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau thì Eximbank sẽ căn cứ trên nguồn thu nhập cao nhất để đánh giá. Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Eximbank sẽ đánh giá thành 2 phần: đánh giá mức độ ổn định của thu nhập (chiếm 47% điểm số của phần 2) và đánh giá nguồn thu nhập (chiếm 53% điểm số của phần 2). Cụ thể như sau:

Đánh giá mức độ ổn định của nguồn thu nhập:Bao gồm 3 nguồn thu nhập

chính như sau:

 Khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ từ kinh doanh: Bao gồm 13 tiêu chí đánh giá, các câu hỏi chủ yếu xoay quanh tình hình hoạt động của doanh nghiệp,

quy mô, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng. Trong 13 tiêu chí đánh giá nguồn thu nhập này có 5 tiêu chí định tính và để đánh giá được chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào trình độ của cán bộ đánh giá như: Biên độ biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong 12 tháng qua, Chiều hướng biến động của giá cả sản phẩm, Đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh, Quan hệ của khách hàng đối với các cá nhân, tổ chức khác, Đánh giá của cán bộ tín dụng về tính ổn định nguồn thu của khách hàng.

 Khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ từ lương: Bao gồm 8 chỉ tiêu đánh giá, các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề thâm niên công tác, loại doanh nghiệp, loại hợp đồng lao động...để đánh giá mức độ ổn định của nguồn thu này. Trong 8 tiêu chí đánh giá có 3 chỉ tiêu định tính khó đánh giá chính xác như: Đánh giá về cơ quan, doanh nghiệp nơi khách hàng công tác; Triển vọng phát triển của cơ quan, doanh nghiệp nơi khách hàng công tác; Rủi ro nghề nghiệp.

 Khách hàng có nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Bao gồm 6 chỉ tiêu đánh giá, chủ yếu đánh giá loại tài sản cho thuê và mức độ ổn định của nguồn thu. Trong 6 chỉ tiêu trên, có 1 chỉ tiêu định tính khó đánh giá chính xác là: Đánh giá khả năng tìm khách hàng thuê thay thế.

Đánh giá nguồn thu nhập: Bao gồm 4 chỉ tiêu, phần này chủ yếu đánh giá

tổng thu nhập hàng tháng của khách hàng có đủ để thanh toán nợ gốc và lãi cho Eximbank hay không, tuy nhiên, có 1 chỉ tiêu định tính khó xác định được nếu không được đánh giá sâu và trình độ của cán bộ đánh giá không cao như: Đánh giá của cán bộ tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuấy nhập khẩu việt nam (Trang 46)