* Bố trí thí nghiệm
Theo dõi 30 lợn cái hậu bị ở thế hệ xuất phát và 30 lợn cái hậu bị ở thế
hệ thứ nhất từ giai đoạn hậu bị, được nuôi nhốt trong chuồng có sân chơi, mật độ
3-4 con/ô chuồng, cho ăn theo mức dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, khẩu phần được phối trộn theo công thức của Viện Chăn nuôi.
Bảng 2.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng cho đàn lợn Hạ Lang sinh sản Thành phần
dinh dưỡng
Giai đoạn
7-25kg 25-45kg Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2 Nái nuôi con
CP (%) 16 15 13,5 14,5 16 ME (Kcal) 3000 2900 2850 2950 3000 Khoáng (%) 5,9 6,5 7,0 6.1 5,9 Ca (%) 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 P (%) 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Lysin (%) 0,8 0,8 0,7 0,7 0,8 Methionine (%) 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn Hạ Lang sinh sản Loại thức ăn Giai đoạn 7-25kg 25-45kg Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2 Nuôi con Bột ngô (%) 40 32 31,6 39 40,6 Cám gạo loại I (%) 36,5 49,7 55 43 36,3 Bột đậu tương rang (%) 21,2 16 10 15,8 20,8 Bột cá nhạt loại I (%) 1 1 2,1 0,9 1 Premix vitamin (%) 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Premix khoáng (%) 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Hạ Lang + Tuổi động dục lần đầu (ngày)
+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày) + Khối lượng phối giống lần đầu (kg) + Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày) + Chu kỳđộng dục (ngày)
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
- Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Hạ Lang + Số con sơ sinh/ổ (con)
+ Số con sơ sinh sống/ổ (con) + Tỷ lệ sơ sinh sống (%) + Khối lượng sơ sinh/con (kg) + Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) + Ngày cai sữa (ngày) + Số con cai sữa (con)
+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) + Khối lượng cai sữa/con (kg) + Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
+ Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày)
* Phương pháp nghiên cứu
Trực tiếp đánh số theo dõi và ghi chép số liệu liên quan đến các đặc điểm sinh lý sinh dục của đàn lợn nái Hạ Lang. Để xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản chúng tôi dùng phương pháp theo dõi trên 60 lợn nái sinh sản, thu thập số liệu về
năng suất sinh sản qua các lứa đẻ trên đàn lợn và số liệu ghi chép hàng ngày.
- Số con sơ sinh/ổ (con): là số con do một lợn nái đẻ ra trong một lứa đẻ
(tính cả con sống và con chết).
- Số con sơ sinh sống/ổ (con): là tổng số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻđó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con còn sống khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻđó.
- Khối lượng sơ sinh/con (g): là khối lượng trung bình của lợn con còn sống khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻđó.
- Số con cai sữa/ổ (con): là tổng số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuôi riêng của từng lứa đẻ.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa, từ khi tách con đến khi lợn mẹ động dục trở lại.
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg) là tổng khối lượng của lợn con tại thời điểm cai sữa.
- Khối lượng cai sữa/con (kg): là khối lượng trung bình của lợn con tại thời điểm cai sữa.
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày): là khoảng thời gian từ lứa đẻ trước đến lứa
đẻ sau.
- Ngoài ra còn theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, thời gian cai sữa (ngày).