Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn Hạ Lang

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 44)

* Bố trí thí nghiệm

Theo dõi 60 con lợn thịt (30 đực thiến và 30 cái) từ bắt đầu cai sữa (2 tháng tuổi) đến thời điểm giết thịt (8 tháng tuổi). Lợn được cho ăn theo mức dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, khẩu phần được phối trộn theo công thức của Viện Chăn nuôi với phương thức nuôi nhốt, mật độ 8-10 con/ô.

Bảng 2.3. Thành phần giá trị dinh dưỡng cho đàn lợn Hạ Lang thương phẩm Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn 7-25kg Giai đoạn 25kg - XC

CP (%) 16,0 14,0 ME (Kcal) 2950 2850 Xơ thô (%) 5,0 6,0 Can xi (%) 0,8 0,7 Phốt pho (%) 0,6 0,5 Muối ăn (%) 0,35 0,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Bảng 2.4. Khẩu phần ăn cho đàn lợn Hạ Lang thương phẩm Loại thức ăn Giai đoạn 7 - 25kg Giai đoạn 25kg - XC Bột ngô (%) 50 45 Cám gạo loại I (%) 30 45 Bột đậu tương rang (%) 13 5 Bột cá nhạt loại I (%) 5 3 Premix vitamin (%) 1 1 Premix khoáng (%) 1 1

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Khối lượng qua các tháng tuổi (kg) + Tăng khối lượng (g/ngày)

+ Sinh trưởng tương đối về khối lượng (%) + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

* Phương pháp nghiên cứu

Theo dõi trực tiếp đàn lợn của đề tài. Lợn Hạ Lang được nuôi theo dõi sinh trưởng từ sau cai sữa đến 8 tháng tuổi. Trực tiếp cân khối lượng hàng tháng vào buổi sáng trước lúc cho ăn trên cân đồng hồ và lồng chuyên dụng để cân lợn con. Số liệu cân được ghi chép để tính các chỉ tiêu sinh trưởng.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg):

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng =

Tổng kg TĂ hỗn hợp tiêu tốn (kg) Tổng khối lượng tăng (kg)

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)