Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực như: Thái lan, Malaysia, Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản.... đã và đang nghiên cứu phát triển chăn nuôi các giống lợn bản địa theo hướng sinh thái hữu cơ, an toàn sinh học và vệ sinh thực phẩm nhằm thúc đẩy kinh tế cho các vùng đồng bào dân tộc, tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo. Nghề chăn nuôi lợn bản
địa tại Thái lan, đặc biệt là lợn rừng đã và đang phát triển mạnh lợi nhuận thu
được là không ít, nhiều người đã trở thành tỷ phú từ nuôi lợn rừng và các giống vật nuôi bản địa khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Trong mấy năm gần đây Thái Lan và Malaysia đã xuất một số lượng lớn vật nuôi nói chung trong đó có lợn rừng vào nước ta thu nguồn lợi rất lớn. Tại miền Trung, miền Nam một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhập công nghệ, nhập giống ếch, ba ba, cá sấu .v.v. về nuôi thành công, cho thu nhập cao.
Trong chăn nuôi lợn, một số tổ chức ở nước Anh đã thành công việc chăn nuôi các giống lợn bản địa theo hướng hữu cơ. Một dự án giữa tổ chức Trường
Đại học Newcastle University và ADAS đã tìm ra những giống lợn thích hợp cho việc sản xuất thịt lợn hữu cơ, xây dựng các khẩu phần ăn, phương pháp chăn nuôi
động vật bản địa cho từng vùng.
Bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang được thế giới xếp vào những hoạt
động quan trọng bậc nhất nhằm ngăn chặn đà suy thoái, mất mát. Bảo tồn nguồn gen vật nuôi cũng thế. Từ năm 1980 các tổ chức đặc biệt là FAO đã đưa ra nhiều dự án nhằm bảo tồn các giống/dòng vật nuôi bản địa vốn đang bị giảm với tốc độ
chóng mặt: 2 giống/tuần. Những giống mất đi đa số là những giống của các nước nghèo hoặc các vùng dân tộc thiểu số và thậm chí cả những nước phát triển.
Theo thống kê của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), trên thế
giới có khoảng 5000 giống vật nuôi trong đó có khoảng 1500-1600 giống đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng năm có 50 giống bị tuyệt chủng, nghĩa là cứ
trung bình 1 tuần lại có một giống bị tuyệt chủng. Theo FAO sự suy giảm giống vật nuôi như trên là do những nguyên nhân sau đây:
+ Sự du nhập nguyên liệu di truyền mới. + Do chính sách nông nghiệp không hợp lý. + Việc tạo giống mới gặp nhiều hạn chế. + Hệ thống kinh tếđịa phương bị suy giảm. + Sự tàn phá của thiên nhiên.
+ Hệ thống chính trị không ổn định.
Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều xây dựng chiến lược bảo tồn nguồn gen động vật và đa dạng sinh học. Mục tiêu của bảo tồn là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
+ Bảo vệ các giống khỏi tình trạng nguy hiểm, bảo vệ nguồn gen, đáp
ứng nhu cầu tương lai về nguồn đa dạng di truyền.
+ Cung cấp nguồn nguyên liêụ cho các chương trình giống.
+ Duy trì đa dạng trong hệ thống chăn nuôi bền vững, phục vụ cho kinh tế, giáo dục, sinh thái trong hiện tại và cho tương lai.
Theo FAO, bảo tồn nguồn gen được khái niệm như sau: Lưu giữ nguồn gen động vật là một khía cạnh của bảo tồn, trong đó người ta lấy mẫu và bảo quản tài nguyên di truyền động vật không để con người can thiệp gây ra những biến đổi di truyền.
Số lượng các giống vật nuôi thể hiện tính đa dạng sinh học của vật nuôi. Vì vậy bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn tính đa dạng sinh học của vật nuôi.