Đểđánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Hạ Lang, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 60 lợn Hạ Lang từ sau cai sữa tại Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi (30 lợn cái và 30 lợn đực thiến). Khối lượng lợn bình quân bắt đầu theo dõi thí nghiệm là 7,16 kg/con, cân trực tiếp qua các tháng tuổi với hình thức chăn nuôi trong chuồng có sân chơi, thời gian nuôi thịt là 6 tháng. Kết quả về khối lượng cơ thể lợn Hạ Lang nuôi thịt được ghi tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Khối lượng lợn Hạ Lang qua các tháng tuổi (kg) Tháng
tuổi
Lợn đực thiến (n=30) Lợn cái (n=30) Chung (n=60)
Mean SE Mean SE Mean SE
Cai sữa 7,64a 0,23 6,68b 0,16 7,16 0,19 3 13,13 0,40 12,77 0,37 12,95 0,38 4 23,85a 0,64 19,53b 0,54 21,69 0,54 5 34,53a 0,43 27,62b 0,40 31,08 0,39 6 47,53a 0,52 38,80b 0,50 43,17 0,50 7 57,28a 0,47 46,78b 0,49 52,03 0,47 8 65,02a 0,57 55,27b 0,71 60,14 0,53
* Ghi chú: Theo hàng ngang các giá trị không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Kết quả bảng 3.4 cho thấy khối lượng cơ thể lợn Hạ Lang có khuynh hướng tăng theo các tháng tuổi cụ thể:
Đối với lợn đực thiến: 4 tháng tuổi đạt bình quân 23,85 kg; 6 tháng tuổi
đạt 47,53 kg và 8 tháng tuổi đạt 65,02 kg/con.
Đối với lợn cái: 4 tháng tuổi đạt bình quân 19,53 kg; 6 tháng tuổi đạt 38,80 kg và 8 tháng tuổi đạt 55,27 kg/con. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn đực thiến có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn cái cùng lứa tuổi.
So sánh sự sai khác giữa hai tính biệt đực và cái, ngoại trừ giai đoạn 3 tháng tuổi không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05) thì tất cả các giai đoạn còn lại từ
cai sữa tới 8 tháng tuổi khối lượng lợn giữa hai tính biệt có sự sai khác rõ rệt (P < 0,05); đặc biệt giai đoạn từ 4 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi sự sai khác rất rõ rệt (P <0,001). Điều này chứng tỏ từ giai đoạn 4 tháng tuổi sự tăng khối lượng giữa hai tính biệt có sự khác nhau rất rõ, con đực tăng khối lượng cao hơn con cái.
Sở dĩ có sự sai khác về khối lượng giữa 2 tính biệt là do trước khi cai sữa lợn đực đã được thiến, lợn cái không được thiến, đến tuổi động dục lợn cái sẽ có biểu hiện động dục, thời kỳ này lợn thường kém ăn, theo chu kỳ trung bình 21 ngày, thời gian động dục 2 - 4 ngày, chính điều đó ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn cái. Sự sai khác về khả năng tăng khối lượng giữa lợn đực và lợn cái được biểu thị rõ qua hình 3.3.
0 20 40 60 80 Cs 3 4 5 6 7 8 Tháng K h ố i l ư ợ n g ( k g )
Lợn đực thiến Lợn cái Chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Kết quả lúc 8 tháng tuổi khối lượng của lợn Hạ Lang bình quân là 60,14 kg. So sánh kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs. (2004) trên lợn Hạ
Lang nuôi tại Cao Bằng cho biết 8 tháng tuổi lợn Hạ Lang đạt 43,13 kg thì kết quả này của chúng tôi thu được đạt cao hơn nhiều (gấp 1,4 lần); lợn Hung là 39,70 kg (Nguyễn Văn Mão, 2013); lợn 14 vú là 26,09 kg (Trịnh Phú Cử, 2011). Tuy nhiên lợn Hạ Lang có khối lượng lúc 8 tháng tuổi thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Lê Đình Cường và cs. (2004) cho biết lợn Mường Khương lúc 8 tháng tuổi nuôi thịt có khối lượng cơ thể đạt 72,14 kg; lợn Táp Ná là 73,95 kg (Nguyễn Thủy Tiên, 2013).