Để đánh giá phẩm chất thịt lợn Hạ Lang, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu
để phân tích, kết quảđược trình bày qua bảng 3.9.
Bảng 3.9. Thành phần hóa học của thịt lợn Hạ Lang
Chỉ tiêu Thịt thăn (n=6) Thịt mông (n=6) Chung (n=12)
Mean SE Mean SE Mean SE
VCK (%) 25,81a 0,55 23,65b 0,57 24,73 0,02
Protein (%) 19,25a 0,20 18,14b 0,04 18,69 0,09
Lipit (%) 4,76a 0,10 3,52b 0,07 4,14 0,02
Khoáng tổng số (%) 1,11a 0,00 1,04b 0,01 1,08 0,01
* Ghi chú: Theo hàng ngang các giá trị không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Hàm lượng vật chất khô trong thịt thăn và thịt mông có giá trị lần lượt là 25,81% và 23,65%; trung bình là 24,73%. Lợn Hạ Lang có hàm lượng vật chất khô thấp hơn lợn Bản Yên Bái là 26,13% (Dương Thị Thu Hoài, 2010) và lợn Táp Ná là 25,40% (Nguyễn Thủy Tiên, 2013); tương đương với lợn Bản - Sơn La là 24,94% (Phùng Thị Thu Hà, 2011); cao hơn so với lợn Bản Hà Giang là 24,06% và lợn Bản Thái Nguyên là 23,86% (Nguyễn Quang Tuyên và cs., 2010). Hàm lượng Protein trong thịt thăn và thịt mông có giá trị lần lượt là 19,04% và 18,14%. So sánh với lợn Khùa và lợn lai F1 tại Quảng Bình hàm lượng Protein đạt 17,26 - 17,46% ở khối lượng 35 - 40kg (Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2010) thì lợn Hạ Lang có hàm lượng Protein cao hơn khoảng 1 - 1,5%; nhưng thấp hơn so với lợn Bản Yên Bái là 20,99% (Dương Thị Thu Hoài, 2010) và lợn Táp Ná là 22,14%.
Hàm lượng Lipit trong thịt thăn và thịt mông có giá trị lần lượt là 4,76% và 3,52%; trung bình là 4,14%. Hàm lượng lipit trong thịt lợn Hạ Lang cao hơn hầu hết so với một số giống lợn nội như lợn Bản Yên Bái là 2,18%; lợn Bản Sơn La là 0,98% (Phùng Thị Thu Hà, 2011), lợn Táp Ná là 1,95% (Nguyễn Thủy Tiên, 2013), lợn Khùa và lợn lai F1 tại Quảng Bình là 1,1 - 1,5% (Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Hàm lượng khoáng tổng số trong thịt thăn và thịt mông có giá trị lần lượt là 1,11% và 1,04%; trung bình là 1,08%. Hàm lượng khoáng tổng số trong mẫu thịt của lợn Hạ Lang tương đương với hàm lượng khoáng có trong thịt lợn lợn Bản Yên Bái là 1,12% (Dương Thị Thu Hoài, 2010) nhưng thấp hơn so với Bản Sơn La là 1,20% (Phùng Thị Thu Hà, 2011) và lợn Táp Ná là 1,25% (Nguyễn Thủy Tiên, 2013).