Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Hạ Lang

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 70)

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, cùng với chỉ tiêu về tốc độ sinh trưởng của lợn quyết định sự thành công hay thất bại của một cơ sở chăn nuôi. Chỉ số FCR phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, quy mô và mật độ nuôi, thức ăn, chuồng trại, khí hậu, tình trạng vệ sinh, dịch bệnh, kỹ thuật quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. Đểđánh giá mức độ tiêu tốn thức

ăn/kg tăng khối lượng của lợn thịt Hạ Lang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá và kết quảđược trình bày ở bảng 3.7.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Hạ Lang Giai đoạn (tháng tuổi) Khối lượng tăng (kg/tháng) Tổng lượng thức ăn (kg/tháng) TTTA/kg tăng KL (kg) Cai sữa-3 5,79 21,60 3,73 3-4 8,74 24 2,75 4-5 9,38 30 3,20 5-6 12,09 36 2,98 6-7 8,87 45 5,08 7-8 8,11 60 7,40 Cai sữa-8 52,98 216,60 4,09

Hệ số chuyển hoá thức ăn của lợn Hạ Lang từ giai đoạn cai sữa đến 8 tháng tuổi lần lượt là: 3,73; 2,75; 3,20; 2,98; 5,08 và 7,40 kgTA/kg tăng khối lượng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn. Lợn từ

cai sữa đến 6 tháng tuổi là giai đoạn nuôi lợn sau cai sữa và nuôi lợn choai, hai giai

đoạn này lợn có đặc điểm hệ cơ xương phát triển mạnh, nhu cầu protein rất cao, lợn có khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng lớn, khả năng lợi dụng thức ăn cao, chính vì vậy hệ số chuyển hoá thức ăn giai đoạn này thấp. Sang tháng tuổi thứ

7 là cuối giai đoạn nuôi lợn choai để chuyển sang giai đoạn nuôi béo, sự tích luỹ

mỡ bắt đầu mạnh, lợn càng ngày càng béo, do thức ăn chuyển đổi sang tích luỹ mỡ

và cần nhiều hơn năng lượng cũng như dinh dưỡng khác cho duy trì khối lượng cơ

thể lớn hơn nên tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cũng tăng lên, càng có khối lượng lớn thì càng tiêu tốn nhiều thức ăn. Vì vậy, sang tháng thứ 7 mức tiêu tốn thức ăn đã bắt đầu tăng lên 5,08 và đạt 7,40 kg cho tới lúc xuất bán.

Với hệ số chuyển hoá thức ăn toàn kỳ là 4,09 kg; cao hơn so với kết quả

nghiên cứu của Nguyễn Thủy Tiên (2013) trên lợn Táp Ná là 3,76 kg nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Phùng và cs. (2004) cho biết lợn Ỉ

có khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 5,9 - 7,86 kg. Như vậy hầu như các giống lợn nội đều có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao, điều này sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả kinh tế khi nuôi thịt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 70)