Nguồn gốc và phân bố

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 49)

Lợn Hạ Lang là giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc tại các huyện vùng núi Bảo Lạc, Thông Nông và Hạ Lang của tỉnh Cao Bằng. Giống lợn Hạ Lang được các tác giả lần đầu tiên phát hiện năm 2007 thông qua chương trình “Phát hiện nhanh các giống vật nuôi còn tiềm ẩn tại Việt Nam” do chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ. Năm 2008 được Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia đưa vào danh sách bảo tồn.

Lợn Hạ Lang chủ yếu tập trung tại huyện vùng núi Hạ Lang, ngoài ra còn thấy một số ít tại huyện Bảo Lâm. Huyện Hạ Lang là nơi cung cấp con giống chủ

yếu cho toàn vùng thuộc tỉnh Cao Bằng. Lợn Hạ Lang thuộc lớp động vật có vú

(Mammalia), thuộc bộ guốc chẵn (Artiodactyla), thuộc họ Suidae, thuộc chủng

Sus và thuộc loài Sus domesticus.

Lợn Hạ Lang thường được người chăn nuôi sử dụng làm nái nền, có khả

năng sản xuất cao và khả năng chống chịu kham khổ trong điều kiện thời tiết bất lợi và gắn liền với địa danh nên được đặt tên là lợn Hạ Lang.

Lợn Hạ Lang được nuôi rải rác trong các nông hộ, mỗi gia đình nông dân thường nuôi 2-3 con nái, cá biệt có gia đình nuôi đến 10-15 con, theo phương thức thả rông, quảng canh: con vật tự tìm kiếm thức ăn bên ngoài, tiện thì cho ăn thêm, còn không thì bỏ đói hoặc cho ăn rất ít. Thức ăn của lợn chủ yếu là các loại củ quả có sẵn tại địa phương như cám gạo, ngô, sắn, khoai, các loại rễ cây, rau cỏ, chuối mà lợn có thể tự tìm kiếm được trong rừng, ven suối..v.v. Nguồn thức

ăn đạm chủ yếu là giun đất và các loại côn trùng khác, con người thường chỉ cắt chuối và một ít sắn trộn lẫn đặt ở dưới nhà sàn hoặc trong chuồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 49)