Năng suất thân thịt

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 72)

Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 6 lợn Hạ Lang (3 đực thiến và 3 cái) để đánh giá năng suất và chất lượng thân thịt. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Năng suất thân thịt của lợn Hạ Lang

Chỉ tiêu Lợn đực thiến (n=3) Lợn cái (n=3) Chung (n=6)

Mean SE Mean SE Mean SE

KL sống (kg) 61,33a 1,86 53,67b 1,76 57,50 2,06 KL móc hàm (kg) 47,67a 1,76 40,50b 1,04 44,08 1,85 TL móc hàm (%) 77,71 1,40 75,50 0,55 76,60 0,83 KL thịt xẻ (kg) 42,77a 1,66 36,67b 0,60 39,72 1,58 TL thịt xẻ (%) 69,71 1,10 68,40 1,31 69,05 0,82 KL nạc(kg) 18,23a 0,65 14,17b 0,52 16,20 0,98 TL nạc (%) 42,66a 0,80 38,62b 0,98 40,64 1,07 KL mỡ (kg) 16,27 0,69 14,73 0,15 15,50 0,47 TL mỡ (%) 38,03 0,43 40,20 0,65 39,03 0,60 KL da (kg) 2,27 0,30 3,30 0,25 2,78 0,29 TL da (%) 5,32a 0,75 9,02b 0,80 7,17 0,96 KL xương (kg) 6,00 0,46 4,47 0,43 5,23 0,44 TL xương (%) 14,00 0,60 12,16 1,05 13,08 0,68

* Ghi chú: Theo hàng ngang các giá trị không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Các giống lợn nội thường là các giống lợn ăn nhiều thức ăn thô, chất lượng thức ăn kém vì vậy chúng phải ăn nhiều, ống tiêu hoá chiếm một phần rất lớn của cơ thể. Lợn Hạ Lang có khối lượng sống ở con đực thiến cao hơn con cái lần lượt là 61,33 và 53,67kg và có sự sai khác rõ rệt (P < 0,05), trung bình là 58,83kg và đạt tỷ lệ móc hàm là 76,60%. Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2008), chỉ tiêu này trên đàn lợn Lũng Pù là 68,33% thấp hơn kết quả của chúng tôi trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Mường Khương là 78,85%; Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) trên lợn Táp Ná là 80,40% lại cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn lợn Hạ Lang.

Tỷ lệ thịt xẻ phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ móc hàm. Đối với lợn Hạ Lang thì tỷ lệ thịt xẻ lợn đực thiến đạt 69,71%; cao hơn so với lợn cái 68,40% nhưng sự

sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) và trung bình đạt 68,23%. Tỷ lệ

thịt xẻ của lợn Hạ Lang cao hơn một số giống lợn nội khác như lợn Mường Khương là 64,86% (Lê Đình Cường và cs., 2004); lợn Ỉ Pha là 64,10% (Lê Thị

Biên và cs., 2006); lợn Lũng Pù là 66,02% (Nguyễn Văn Đức và cs., 2008); lợn Táp Ná là 60,92% (Nguyễn Văn Mão, 2013) nhưng thấp hơn so với lợn Sóc là 77,74% (Lê Thị Biên và cs., 2006)

Tỷ lệ nạc của lợn đực thiến Hạ Lang là 42,66% cao hơn so với lợn cái là 38,62% và sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Lợn Hạ Lang có tỷ lệ nạc trung bình đạt 40,64%; tương đương so với lợn Lang Hồng có khối lượng giết mổ ở 10 - 12 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg và tỷ lệ nạc là 38 - 42%; cao hơn so với lợn Hung giết thịt lúc 8 tháng tuổi có tỷ lệ nạc 37,84% (Nguyễn Văn Mão, 2013). Tác giả Nguyễn Thủy Tiên (2013) cho biết lợn Táp Ná có tỷ lệ nạc 42,68% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên lợn Hạ Lang đạt thấp hơn.

Tỷ lệ mỡ trung bình của lợn Hạ Lang là 39,03%; trong đó con cái có xu hướng tích luỹ mỡ nhiều hơn con đực thiến, cụ thể con cái có tỷ lệ mỡ là 40,20% và con đực thiến là 38,03% nhưng không có sự sai khác (P >0,05). So với lợn Lang Hồng có tỷ lệ mỡ 35 - 38%; lợn Hung là 39,71% thì lợn Hạ Lang chênh lệch không đáng kể; nhưng thấp hơn so với lợn Táp Ná có tỷ lệ mỡ rất cao đạt 46,69%.

Tỷ lệ da của lợn cái Hạ Lang là 9,02% cao hơn so với lợn đực thiến là 5,32% và có sự sai khác rõ rệt (P < 0,05); trung bình là 7,17%. Trong khi đó lợn đực thiến có tỷ lệ xương cao hơn với lợn cái, tương ứng là 14 và 12,16% nhưng không có sự

sai khác rõ rệt (P > 0,05) và trung bình là 13,08%. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn Hạ Lang có tỷ lệ xương và da trung bình đạt 20,25% tương đương so với kết quả mổ

khảo sát của Trịnh Phú Cử (2011) ở lợn 14 vú lúc 12 tháng tuổi có tỷ lệ xương, da là 20,79%; cao hơn so với lợn Táp Ná là 19,87% (Nguyễn Thủy Tiên, 2013) nhưng thấp hơn so với lợn Hung là 22,45% (Nguyễn Văn Mão, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn hạ lang nuôi tại viện chăn nuôi (Trang 72)