III Thu từ nguồn vượt thu cân đối 120,00 240,00 0,0 0 141,
5. Tính tự chủ, tự quyết của HĐND xã, thị trấn trong quản lý
4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã
Công tác thanh tra, kiểm tra NSX là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSX, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành NSX, hướng việc thu, chi ngân sách đúng chế độ, quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả khi thực hiện chi ngân sách, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính NSX luôn được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hệ thống thanh tra, giám sát thu, chi tài chính NSX luôn được tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện, cụ thể:
Tại các xã, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động thu, chi NSX. HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất tại xã thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra nghị quyết điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết năm của bộ phận kế toán và UBND các xã, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước đối với UBND cấp xã theo Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Ở cấp huyện có phòng Tài chính - KH huyện, là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với bộ phận kế toán các xã. Thực hiện chương trình công tác năm, Thanh tra huyện luôn thường xuyên có kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính - KH huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra thu, chi tài chính NSX. Ngoài ra, Kho bạc nhà nước huyện Tiên Lữ với chức năng của mình đã thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi của các xã một cách thường xuyên, qua đó hướng việc chi tiêu NSX đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo các khoản chi chặt chẽ về mặt thủ tục.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ngân sách xã tại các xã, thị trấn trên huyện Tiên Lữ luôn được tiến hành lồng ghép với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách của toàn huyện. Giai đoạn 2012-2014 chưa có chương trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán độc lập đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý ngân sách xã tại huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2014 đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục sau:
- Việc lập dự toán thu, chi ngân sách số xã, thị trấn chưa đầy đủ nguồn thu, chưa chính xác các nhiệm vụ chi, dẫn đến việc trong quá trình điều hành quản lý ngân sách xã UBND huyện phải bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc.
- Việc quản lý, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đối với khoản chi phát sinh ngoài dự toán còn chưa thực sự cần thiết, chưa đảm bảo đúng theo quy định tại Thông tư 59/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107
lượng, không mua bảo hiểm công trình, thi công sai chủng loại, vật tư, thi công không đúng với bản vẽ, thiết kế; chi bổ sung phần dự toán tính thiếu đã nằm trong hồ sơ thiết kế trúng thầu nên không được tính bổ sung về kinh phí.
- Về các khoản chi thường xuyên còn tồn tại một số cuộc họp, hội nghị chi tiền ăn cho đại biểu hưởng lương từ NSNN, tổ chức nhiều cuộc họp nhưng chưa lồng ghép là chưa tiết kiệm về thời gian và kinh phí
- Việc quản lý ngân sách thu chi của các xã trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, chưa chỉ đạo yêu cầu các đơn vị lập báo cáo tài chính đầy đủ theo quy định.
4.3. Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ