Kinh nghiệm quản lý Ngân sách địa phương của một số quốc gia trên th ế giớ

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã tại huyện tiên lữ,tỉnh hưng yên (Trang 40)

2.3.1.1. Hàn Quốc

Chính quyền địa phương Hàn Quốc tổ chức theo hệ thống Hội đồng - Thị trưởng. Thành viên của hệ thống này gồm có: Uỷ viên Hội đồng địa phương và lãnh đạo cơ quan hành pháp địa phương.

Hội đồng địa phương là người đại diện cho quyền lợi dân chúng ở địa phương. Trong vấn đề quản lý ngân sách của địa phương, Hội đồng địa phương quyết định những chính sách quan trọng của chính quyền địa phương như: ngân sách địa phương, đánh thuế người tiêu dùng, thu các loại thuế dịch vụ để tăng cường phúc lợi ở địa phương. Thành lập và quản lý các loại quỹ và nhận khiếu nại của người dân ở địa phương.

Nguồn thu của chính quyền địa phương Hàn Quốc chủ yếu gồm hai nguồn: nguồn thuế địa phương và nguồn thu ngoài thuế. Các nguồn thu khác bao gồm: thuế chia sẻ địa phương (local shared tax), thuế chuyển khoản địa phương (locatransfer tax) và trợ cấp (Sohn) (Trần Thị Minh Châu, 2005).

Nguồn thu của địa phương thường dùng với mục đích chi trả cho các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Mặc dù có những nguồn thu riêng nhưng nguồn thuế của địa phương thường đạt tỷ lệ thấp và phần nhiều phụ thuộc vào việc trợ cấp của Chính phủ. Năm 2002, tỷ lệ thu nhập từ thuế địa phương so với tổng thu nhập của địa phương chiếm 31%. Số lượng này khá thấp so với yêu cầu chi ngân sách của địa phương, do vậy Chính phủ thường có chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

sách hỗ trợ cho các địa phương để đảm bảo nhu cầu chi trả. Theo đó, chỉ số hỗ trợ cho các tỉnh là 35% và các hạt là 19% (Trần Thị Minh Châu, 2005). Trong quản lý chi ngân sách địa phương, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính (DBAS) cho phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ương tới địa phương theo thời gian. Như vậy, có thể quản lý chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả, trên cơ sở đó đưa ra các phân tích và điều hành chính sách hợp lý, tức thời.

Để quản lý chi ngân sách địa phương, Cơ quan tài chính và Cơ quan Kiểm tra và Kiểm toán quốc gia (BAI) thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, liên tục. Với khẩu hiệu “Kiểm tra, kiểm toán công bằng, xã hội công bằng”, BAI có quyền lực rất lớn trong công tác kiểm tra, kiểm toán không chỉ đối với các khoản chi tiêu ngân sách mà cả đối với các hoạt động của đơn vị sử dụng NSNN. Các mô hình toán kinh tế, hệ thống phần mềm quản trị và rất nhiều các kênh thông tin khác nhau, cho phép cơ quan này hoạt động thực sự hiệu quả (riêng trong năm 2011 đã phát hiện và xử lý 1.710 vụ việc vi phạm liên quan đến sử dụng NSNN không hiệu quả, gây lãng phí) (Bộ Tài chính, 2012).

Mặt khác, vai trò giám sát của người dân cũng được đề cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Để thực hiện được điều này, Hàn Quốc có cơ chế khen thưởng rõ ràng đối với những giải pháp được chấp thuận.

Hàn quốc thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

2.3.1.2. Pháp

Ngân sách được phân chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trên cơ sở phân quyền giữa Nhà nước và chính quyền địa phương. Có ba cấp chính quyền địa phương với quy chế riêng cho từng cấp.

Cấp chính quyền cơ sở (xã): có 35.500 xã.

Tỉnh là cấp chính quyền địa phương trung gian: hiện có 100 tỉnh với quy mô khác nhau.

Cấp vùng: Có 26 vùng, đây là cấp chính quyền địa phương ra đời muộn nhất (1982).

Điểm đặc biệt là ba cấp chính quyền địa phương kể trên được sáp xếp theo tầng bậc nhưng lại không có mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới nào cả. Chẳng hạn như Chủ tịch vùng không hề có quyền lực về mặt hành chính hay tài chính đối với cấp tỉnh, cũng như cấp tỉnh đối với cấp xã vậy.

Nguyên tắc áp dụng cho các cấp chính quyền địa phương là tự điều hành và tự ra quyết định trong khuôn khổ luật pháp, chính quyền địa phương được tự do phân chia ngân sách của mình cho việc triển khai các nhiệm vụ khác nhau của địa phương hoàn toàn theo.ý mình mà không hề có sự kiểm soát của Bộ Tài chính và cũng không được kiểm tra ngân sách của các xã nằm trong địa bàn của mình. Phân chia ngân sách giữa các cấp như sau:

* Ngân sách trung ương

- Đảm nhận vấn đề chung của quốc gia như bộ máy các Bộ Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ nằm ở các địa phương.

- Chi cho an ninh, quốc phòng.

- Chi trợ cấp xã hội, lương hưu, nhà ở v.v...

- Chi trợ cấp ngân sách cấp dưới, trợ cấp chuyển gian, trợ cấp đầu tư qua các Bộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

* Ngân sách tỉnh

- Chi cho lĩnh vực gian thông, trợ giúp y tế, trợ cấp cho trẻ em, người già, chi cho hoạt động các trường trung học cơ sở.

* Cấp vùng: đảm nhận chi cho các vãn đề về quy hoạch lãnh thổ và phát triển kinh tế, giáo dục trung học.

* Cấp xã: Đảng nhận chi cho hoạt động liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, quy hoạch cấp xã, chi cho hoạt động của giáo dục tiểu học.

Như vậy, mô hình phân cấp trên mặc dù tập trung một số nhiệm vụ quan trọng cấp quốc gia ở Chính phủ trung ương, song vẫn đảm bảo vai trò tự quyết định ngân sách trên cơ sở phân quyền quản lý hành chính nhà nước. Điều đó thể hiện tính độc lập mạnh mẽ trong việc quyết định các vấn đề ngân sách cấp mình. Đây là ưu việt trong quản lý ngân sách, tăng cường trách nhiệm tối đa cho từng cấp trên cơ sở quyền được giao, đồng thời khơi thông tính sáng tạo, chủ động trong hoạt động ngân sách (Quốc hội, 2014).

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã tại huyện tiên lữ,tỉnh hưng yên (Trang 40)