III Thu từ nguồn vượt thu cân đối 120,00 240,00 0,0 0 141,
5. Tính tự chủ, tự quyết của HĐND xã, thị trấn trong quản lý
4.2.3. Thực trạng công tác quyết toán ngân sách xã
Hàng năm, sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ kế toán cuối năm ngân sách vào thời điểm hết tháng 1 dương lịch của ngân sách năm sau, các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập báo cáo tài chính và gửi báo cáo về phòng Tài chính - kế hoạch để xét duyệt theo đúng chế độ tài chính quy định. Nhìn chung, công tác lập báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách cơ bản đáp ứng được quy định của nhà nước. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách đã theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao, đều có xác nhận của Kho bạc nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác quyết toán nên đã thực hiện lập, nộp các loại báo cáo theo đúng mẫu biểu và cơ bản đảm bảo thời gian quy định; Các số liệu trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của mỗi đơn vị cơ bản cân đối và khớp đúng với số liệu chi ngân sách qua KBNN cả về tổng số và chi tiết. Trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của ngân sách huyện đã đảm bảo theo đúng quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ quy định của Luật ngân sách thực hiện xét duyệt thẩm định quyết toán theo đúng quy định tại thông tư số: 01/2007/TT-BTC. Công tác xét duyệt quyết toán được giao cho từng chuyên viên tổ chức thực hiện: Bộ phận chuyên quản ngân sách xã thẩm định quyết toán chi ngân sách đối với các xã thị trấn. Chuyên viên phụ trách các đơn vị sự nghiệp thẩm định quyết toán chi đối với các đơn vị sự nghiệp, chuyên viên phụ trách các đơn vị dự toán thẩm định quyết toán đối với 04 đơn vị dự toán. Công tác xét duyệt thẩm định quyết toán chi ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm túc, cơ bản chặt chẽ, đúng quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102
Tuy nhiên, việc lập báo cáo quyết toán của xã mới dừng lại ở việc phản ánh số liệu, chưa phân tích rõ các chỉ tiêu thực hiện tăng giảm so với dự toán, báo cáo thuyết minh còn sơ sài, nộp báo cáo còn chậm so với thời gian quy định, vì vậy, gây khó khăn cho công tác thẩm định quyết toán của cơ quan Tài chính và phê duyệt quyết toán của HĐND xã. Công tác công khai quyết toán chưa được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Nhiều xã sau khi báo cáo quyết toán được HĐND xã phê chuẩn lại không thực hiện công khai theo quy định và không báo cáo về cấp trên.
Đối với công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: UBND xã được phân cấp thẩm định quyết toán đối với những công trình do xã làm chủ đầu tư nhưng công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án, công trình do cấp xã làm chủ đầu tư vẫn còn chậm. Trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 còn 109 công trình chưa được thẩm định quyết toán (Bảng 4.20). Hầu hết các xã chi thẩm định đối với các công trình có giá trị nhỏ từ 100 triệu đồng trở xuống, còn các công trình có giá trị trên 100 triệu đồng trở lên đều còn phải phụ thuộc phòng Tài chính - kế hoạch huyện và Sở Tài chính thẩm định giúp. Nguyên nhân là do trình độ năng lực của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu: phụ trách lĩnh vực đầu tư XDCB là công chức địa chính - xây dựng lại không được đào tạo đúng chuyên ngành, không kiểm soát được những quy định về thủ tục hồ sơ; Công chức kế toán được phân công lập báo cáo quyết toán lại không sâu về chuyên môn, không hiểu rõ đầy đủ những quy định của nhà nước trong công tác lập báo cáo quyết toán dẫn đến hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định còn thiếu về thủ tục, hồ sơ phải trả đi trả lại nhiều lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103
Bảng 4.20. Danh mục công trình chưa được thẩm tra quyết toán từ năm 2012-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Danh mục công trình Số công trình Tổng mức đầu tưđược duyệt Giá trị khối lượng thực hiện đến 31/12/2014 1 Nhật Tân 2 311,99 225,42 2 An Viên 2 547,24 500,92 3 TT Vương 16 4.386,96 3.719,41 4 Ngô Quyền 9 6.052,25 5.370,20 5 Hưng Đạo 15 10.705,42 10.305,82 6 Dị Chế 8 6.904,55 4.608,83 7 Hải Triều 5 3.944,08 3.644,92 8 Thiện Phiến 6 2.746,96 2.713,68 9 Thủ Sỹ 4 1.006,61 641,13 10 Đức Thắng 17 5.966,59 4.918,61 11 Lệ Xá 2 434,06 264,43 12 Trung Dũng 5 1.235,00 1.044,41 13 Thuỵ Lôi 6 3.102,69 2.103,95 14 Cương Chính 7 4.820,12 4.349,38 15 Minh Phượng 5 3.895,25 2.772,75 Tổng cộng 109 56.059,78 47.183,86
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Lữ
Ngoài ra, công tác quyết toán ngân sách hàng năm tại các xã, thị trấn thuộc huyện Tiên Lữ còn một số tồn tại sau:
- Công tác xử lý số dư trên tài khoản tiền gửi tại các xã, thị trấn còn chậm thực hiện. Một số xã chưa thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm và kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng tại xã theo quy định. Một số xã còn để tồn quỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104
tiền mặt các khoản tạm thu ngân sách, chưa thực hiện thu nộp Kho bạc nhà nước ngay trong năm.
- Việc đối chiếu số liệu và tổng hợp các nội dung chi bổ sung đã giao cho xã nhưng xã chưa kịp rút dự toán và thực hiện chi, đặc biệt các khoản chi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư XDCB còn chậm làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp đối chiếu số liệu chuyển nguồn và tổng hợp quyết toán ngân sách toàn huyện.
- Báo cáo quyết toán lập và trình HĐND cấp xã phê chuẩn chưa đầy đủ theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, nội dung quyết toán chưa quan tâm đến thu NSNN phát sinh trên địa bàn phân cấp cho NSX. Việc nộp báo cáo quyết toán NSX cho phòng Tài chính - KH huyện thẩm định còn chậm theo quy định, chất lượng báo cáo chưa cao. Số quyết toán chi tiết thu, chi theo mục lục ngân sách một số xã không khớp với quyết toán thu, chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước. Thuyết minh quyết toán chưa thể hiện được khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều hành ngân sách, cũng như nguyên nhân tăng, giảm trong việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách; Việc thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu và tăng, giảm chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể chưa rõ ràng.
- Việc phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp xã còn mang hình thức, phê chuẩn theo nội dung báo cáo do UBND cấp xã báo cáo, không có báo cáo thẩm tra quyết toán của Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch HĐND xã, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến việc thực hiện dự toán do HĐND xã đã quyết định.
Kết quả tống hợp tại bảng 4.21 cho thấy, trong năm 2014, có 7/15 đơn vị vi phạm quyết toán ngân sách xã do Chưa đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105
quy định; 3/15 đơn vị có Số quyết toán theo mục lục ngân sách không khớp với quyết toán Kho bạc; 8/15 đơn vị có Thuyết minh quyết toán chưa hợp lý; 6/15 đơn vị có Thời gian nộp báo cáo chậm.
Bảng 4.21. Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ năm 2014
TT Chỉ tiêu Số lượng xã,
thị trấn
Tỷ lệ
(%)
1 Chưa đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo quy định 7 46,67 2 Số quyết toán theo mục lục ngân sách không
khớp với quyết toán Kho bạc 3 20,00
3 Thuyết minh quyết toán chưa hợp lý 8 53,33
4 Thời gian nộp báo cáo chậm 6 40,00
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Lữ