Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã tại huyện tiên lữ,tỉnh hưng yên (Trang 61)

Nội dung Tổng số

Đại học,

trên đại học Cao đẳng Trung cấp

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. Chủ tịch UBND xã, thị trấn 15 4 26,67 6 40,00 5 33,33 2. Ban tài chính xã 31 10 32,26 17 54,84 4 12,90 3. Phòng TC-KH 12 10 83,33 1 8,33 1 8,33

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Lữ, 2014

Đối với cán bộ ban tài chính xã, lượng cán bộ tài chính xã tại mỗi xã phường đều có ít nhất 02 cán bộ/1 xã, tại một số xã có địa bàn hoạt động lớn hoặc đang xây dựng khu công nghiệp được tăng cường thêm 01 cán bộ là 03 cán bộ tài chính xã/1 xã. Cơ cấu ban Tài chính xã tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ bao gồm 1 trưởng ban và các tổ viên. Hiện nay, trình độ cán bộ thuộc ban tài chính các xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ đã được nâng cao, trên 32,26% số lượng cán bộ ban tài chính xã đã đạt trình độ đại học và trên đại học, chỉ có gần 12,9% số lượng cán bộ ban tài chính xã là có trình độ trung cấp, đây chủ yếu là các cán bộ có tuổi trên 50.

4.1.2 Phân cp ngun thu, nhim v chi ngân sách xã trên địa bàn huyn Tiên L Tiên L

4.1.2.1. Phân cấp nguồn thu

Thời kỳ từ 2012-2014 là những năm trong thời kỳ ổn định ngân sách tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết 143/2010/NQ-HĐND ngày 21/9/2010 của HĐND tỉnh Hưng Yên. Huyện Tiên Lữ thực hiện việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên, cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX huyện Tiên Lữ như sau:

a) Các khoản thu 100%

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp; - Thuế nhà, đất (địa bàn huyện);

- Lệ phí trước bạ nhà, đất (địa bàn huyện);

- Thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc ngân sách cấp xã; - Thu sự nghiệp thuộc ngân sách cấp xã;

- Thu tiền bán, cho thuê tài sản nhà nước thuộc ngân sách cấp xã; - Phí và lệ phí thuộc ngân sách cấp xã (không kể phí xăng dầu); - Thu tiền phạt, tịch thu thuộc ngân sách cấp xã;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho cấp xã theo quy định của pháp luật;

- Thu khác từ quỹ đất (hoa lợi công sản, hỗ trợ thu hồi đất,…);

- Các khoản huy động và đóng góp từ các tổ chức, cá nhân cho NSX theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; - Thu kết dư NSX;

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; - Thu chuyển nguồn của NSX;

b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, thị trấn

- Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể; - Thu tiền sử dụng đất;

- Thuế nhà, đất (địa bàn TP Hưng Yên); - Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

- Lệ phí trước bạ.

Thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 đến nay đã thực hiện được 4 năm, kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đều tăng qua các năm. Thu NSNN trên địa bàn hàng năm đều tăng, điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng hàng năm cũng tăng lên, tạo điều kiện cho địa phương có thêm nguồn kinh phí để bố trí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về phân cấp nguồn thu trong thời gian qua trên địa bàn huyện Tiên Lữ được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp 4.2.

Như vậy có thể thấy theo đánh giá của các cán bộ điều tra, phân cấp nguồn thu trên địa bàn huyện Tiên Lữ đã được thực hiện tương đối tốt. Các xã đã thực hiện được điều hòa của ngân sách xã giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi. Tỷ lệ % thụ hưởng của một số nguồn thu giữa NS tỉnh, NS huyện và NSX, giữa các cấp chính quyền trong một số nguồn thu được đánh giá rất tốt. Vai trò quản lý của cơ quan thuế địa phương đối với các doanh nghiệp được nâng cao và tận dụng được tối đa nguồn thu.

4.1.2.2. Phân cấp nhiệm vụ chi của ngân sách xã a) Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách xã

Theo Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND ngày 21/9/2010 của HĐND tỉnh Hưng Yên về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011; Nghị quyết 134/2010/NQ-HĐND ngày 21/9/2010 của HĐND tỉnh Hưng Yên và Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức chi thường xuyên, mua sắm, sửa chữa tài sản đối với ngân sách cấp xã, thị trấn được phân bổ theo tiêu chí số dân, cụ thể như sau:

- Chi cho con người:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

khoản mua BHYT cho cán bộ già yếu nghỉ việc xã, tính đúng, tính đủ theo mức lương cơ sở. Mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố, phụ cấp bảo vệ dân phố thực hiện theo các Quyết định của UBND tỉnh về việc Quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, khu phố hàng năm.

- Chi cho hoạt động:

Chi hoạt động của xã, phường, thị trấn được phân bổ theo biên chế được giao theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP và dân số; định mức 15.000.000 đồng/biên chế và 15.000 đồng/người dân.

Trong trường hợp tổng chi hoạt động của xã, phường, thị trấn tính theo định mức trên nhỏ hơn 500 triệu đồng/xã thì được bổ sung để đảm bảo chi hoạt động một xã tối thiểu 500 triệu đồng. Trong đó đã bao gồm chi hỗ trợ cụm dân cư, thanh tra nhân dân, giáo dục cộng đồng theo chế độ quy định; đảm bảo chi tối thiểu cho một số lĩnh vực: an ninh 20 triệu đồng, chi quốc phòng 25 triệu đồng, hoạt động trạm y tế xã 20 triệu đồng, hoạt động đài truyền thanh 20 triệu đồng, hoạt động Mặt trận tổ quốc 10 triệu đồng.

- Chi dự phòng: Định mức tính bằng 3% tổng chi thường xuyên.

b) Nhiệm vụ chi ngân sách xã * Chi đầu tư phát triển

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh từ các nguồn theo quy định.

- Chi đầu tư các công trình tại xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

* Chi thường xuyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh… (đối với phường do ngân sách cấp trên chi). Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư theo chế độ quy định;

- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ, trung tâm giáo dục cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý;

- Chi hoạt động y tế xã, phường, thị trấn;

- Chi công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh, thể dục thể thao do xã, phường, thị trấn quản lý;

- Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể cấp xã: Chi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách. Đảm bảo kinh phí chi hoạt động của Đảng, HĐND&UBND và các ngành đoàn thể cấp xã, thị trấn;

- Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp xã theo quy định của pháp luật;

- Sự nghiệp môi trường tại xã, thị trấn: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, thị trấn. Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn…

- Chi công tác quốc phòng: Chi phụ cấp trách nhiệm dân quân tự vệ theo Luật dân quân tự vệ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP, Huấn luyện dân quân tự vệ, công tác tuyển quân, đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống và các hoạt động khác.

- Chi công tác an ninh trật tự: Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn; hỗ trợ các chiến dịch giữ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy, sơ kết, tổng kết công tác an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tư theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7/9/2009 của Chính phủ.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về phân cấp nhiệm vụ chi của NSX trên địa bàn huyện Tiên Lữ được thể hiện qua bảng số liệu 4.2. Theo đó việc phân cấp nhiệm vụ chi hiện nay là tương đối phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phù hợp với việc cung cấp các hàng hóa công cộng ở cấp xã và nó tạo ra tính chủ động của cấp chính quyền xã trong việc quản lý tài chính, kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên đa số ý kiến đánh giá đều cho rằng định mức chi NSX đáp ứng cho con người và chi cho hoạt động thực tế của xã vẫn chưa được đảm bảo, do định mức được xây dựng khi mức lương cơ bản vẫn còn là 750.000đ trong khi thực tế mức lương cơ bản đã tăng lên 1.150.000đ như hiện nay thì định mức chi theo ban đầu sẽ làm cho các xã khó khăn trong việc đảm bảo được các hoạt động của mình.

Bảng 4.2 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá của cán bộ về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện Tiên Lữ là tốt, trong đó có 55,17% ý kiến đánh giá tốt cho Khả năng thực hiện điều hòa của ngân sách xã giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi; 60,34% đánh giá tốt về Tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NSX và phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; 36,21% đánh giá tốt về Khả năng đáp ứng của chi NSX so với yêu cầu thực tế của các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn; tuy nhiên, Tỷ lệ % thụ hưởng của một số nguồn thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và NSX, giữa các cấp chính quyền trong một số nguồn thu chỉ có 18,97% đánh giá tốt (tỷ lệ ý kiến cho rằng chưa tốt lên đến 37,93%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn

ổn định ngân sách 2011-2015

TT Nội dung Tổng

số

Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1

Khả năng thực hiện điều hòa của ngân sách xã giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi

58 32 55,17 14 24,14 12 20,69

2

Tỷ lệ % thụ hưởng của một số nguồn thu giữa NS tỉnh, NS huyện và NSX, giữa các cấp chính quyền trong một số nguồn thu 58 11 18,97 25 43,10 22 37,93 3 Tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NSX và phân cấp quản lý kinh tế - xã hội

58 35 60,34 13 22,41 10 17,24

4

Khả năng đáp ứng của chi NSX so với yêu cầu thực tế của các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn

58 21 36,21 22 37,93 15 25,86

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã tại huyện tiên lữ,tỉnh hưng yên (Trang 61)