Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã tại huyện tiên lữ,tỉnh hưng yên (Trang 57)

3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Lữ…

3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn tất cả các cán bộ cấp huyện và cấp xã phụ trách công tác tài chính kế toán ở Tiên Lữ. Cụ thể:

Lẫy mẫu thuận tiện: Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi có nhiều khả năng gặp được đối tượng điều tra thông tin. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở các xã trên địa bàn nghiên cứu,.. để phỏng vấn trực tiếp. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác.để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề quản lý ngân sách xã trên địa bàn nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Tiên Lữ mà không mất nhiều thời gian.

Phỏng vấn 12 cán bộ phòng TC-KT, cán bộ chi cục thuế Tiên Lữ; 15 lãnh đạo UBND xã, thị trấn thuộc huyện và toàn bộ 31 cán bộ làm công tác tài chính cấp xã.

Ngoài ra, phỏng vấn 30 trên 15 đơn vị hành chính (14 xã và 1 thị trấn) để thu thập thông tin đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra

TT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra

1 Cán bộ 58

- Cán bộ phòng TC-KT, cán bộ chi cục thuế 12

- Lãnh đạo UBND xã, thị trấn 15

- Cán bộ tài chính xã 31

2 Người thụ hưởng ngân sách 10

Tổng cộng 68

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã tại huyện tiên lữ,tỉnh hưng yên (Trang 57)