Các hệ quả tiêu cực của tình hình trên

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 73)

5. Bố cục đề tài

3.1.2. Các hệ quả tiêu cực của tình hình trên

Các cuộc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài có thể có kết quả tốt đẹp, có thể không. Chúng ta cũng không thể phủ nhận một vài lợi ích mà các cuộc hôn nhân này mang lại. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt các cuộc hôn nhân trên đã làm phát sinh những hệ quả tiêu cực cho xã hội Việt Nam. Nó không còn là vấn đề riêng của cá nhân hay gia đình mà là của toàn xã hội. Nó không giới hạn trong phạm vi hôn nhân hay di trú, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, ngoại giao, v.v…Không chỉ dân sự mà còn có hình sự. Không chỉ là số phận của những cô dâu Việt Nam nơi xứ người mà còn là hình ảnh của cả một dân tộc. Có thể xem xét các hệ quả tiêu cực này theo những khía cạnh sau:

Số phận của các cô dâu Việt Nam:

Các cô gái Việt Nam thường ra đi từ những vùng nông thôn nghèo, thời gian kết hôn vội vàng khiến cho họ không kịp chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hòa nhập với gia đình và xã hội nhà chồng, họ không đủ vốn ngôn ngữ để thông hiểu, giao tiếp, không có các kỹ năng lao động cần thiết. Về sinh hoạt nói chung, phần lớn các cô dâu Việt Nam chung sống cùng với gia đình chồng, không nhiều người được ra riêng. Về kinh tế, phần lớn họ sống lệ thuộc vào chồng hoặc gia đình chồng. Họ không thể tự nuôi sống bản thân nếu phải ly hôn hoặc chồng chết. Nếu chẳng may chồng chết ( khả năng này ngày càng cao theo thời gian vì các chú rể khi sang Việt Nam kết hôn có tuổi đời khá lớn), gia đình chồng thường có

26 Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ngăn ngừa triệt để nạn môi giới hôn nhân trái pháp luật với người nước ngoài phải bắt đầu từ đâu, Phạm Bá Nhiễu, http://www.mattran.org.vn/Home/TapChi/so%2066/tvh.htm, [Ngày truy cập 01-10-2014]. 27 Thanh Niên, 18.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài mỗi năm, Hoàng Phương,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140730/18-000-cong-dan-viet-nam-ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-moi- nam.aspx, [Ngày truy cập 01-10-2014].

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 68 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

xu hướng xua đuổi, bỏ rơi vì sợ phải chia gia sản. Các cô dâu Việt Nam lại thường phải lao động nặng nhọc, đôi khi người vợ được cưới về chỉ để cáng đáng những công việc gian khổ, như một thứ nô lệ trá hình. Về quan hệ, phần lớn họ sống khép kín, buồn tẻ, ít tiếp xúc với mọi người bên ngoài. Thêm vào đó, các cô dâu Việt Nam thường có ngoại ngữ kém, khó giao tiếp, lại cam chịu, ít thổ lộ, nên càng có nhiều khoản cách với gia đình chồng và người bản địa. Trong khi đó, gia đình chồng lại cấm đoán họ giao tiếp, thậm chí cấm cả việc ra ngoài học ngôn ngữ bản địa.

Một khó khăn nữa đối với các cô dâu Việt ở xứ người là vấn đề quốc tịch. Theo luật pháp của một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, các cô dâu nước ngoài tới lãnh thổ các nước này chỉ có thể nhập quốc tịch bằng con đường thường trú, hai năm sau mới được xem xét nhập quốc tịch. Nếu có biến cố xảy ra như ly hôn hoặc chồng chết, thì theo pháp luật của nước sở tại họ không còn lý do gì để tiếp tục xin nhập tịch. Lúc này sẽ không có ai bảo hộ cho quyền lợi của các cô dâu Việt Nam.28

Không ít cô dâu Việt Nam là nạn nhân của bạo hành, là nô lệ tình dục, là công cụ sinh đẻ hay bị buôn bán. Vì thương cha mẹ, không muốn người thân lo lắng, xấu hổ với hàng xóm láng giềng nên nhiều người đã âm thầm phó mặc hoặc tìm lấy cái chết.

 Hình ảnh dân tộc

Hiện tượng phụ nữ Việt Nam đổ xô lấy chồng nước ngoài và thảm cảnh của một số cô dâu Việt Nam đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam và đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Một số tờ báo nước ngoài cho rằng Việt Nam là một nước nghèo khổ, lấy chồng nước ngoài là cơ may chắc chắn và hiệu quả nhất để phụ nữ nông thôn đổi đời. Vì vậy, họ chấp nhận mọi giá, kể cả bị xúc phạm đến nhân phẩm để lọt vào mắt xanh của những người đàn ông nước ngoài. Trong những cuộc hôn nhân ấy, các cô gái Việt bị xem như hàng hóa không hơn không kém. Tính hàng hóa được thể hiện rất rõ trong cách thức tuyển lựa, quảng cáo, tổ chức lễ cưới v.v… Hàng chục, hàng trăm phụ nữ Việt Nam ra xếp hàng để những người đàn ông nước ngoài lựa chọn. Lễ cưới được tổ chức theo cách giảm tối đa chi phí. Các cô gái Việt Nam bị quảng cáo như những món hàng với những câu slogan “Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”, “Người già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”. Những quảng cáo này còn liệt kê chi tiết về ưu điểm của con gái Việt Nam là:

28

Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở khu vực Nam bộ hiện nay” do Ts. Phan Công Khanh thực hiện năm 2008, trang 70.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 69 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

“xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “dáng người đẹp nhất trên thế giới”, “giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng”, “khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ Việt Nam có mùi cơ thể dễ chịu”, “vì đàn ông Việt Nam lười biếng nên ở nông thôn đi đâu cũng chỉ thấy phụ nữ làm việc, do vậy phụ nữ Việt Nam rất siêng năng, cần cù, không sợ lao động nặng nề ở vùng nông thôn Hàn Quốc”.

Thậm chí người ta còn thấy lan tràn khắp nơi những biểu ngữ, áp phích, poster, băng rôn, tờ rơi kêu gọi kết hôn phụ nữ Việt Nam với lời lẽ mang tính sỉ nhục nặng nề hơn: “sống thử sáu tháng, không bằng lòng thì đổi đi”, “giữ nhà tốt”, “(phụ nữ) Việt Nam không bao giờ chạy trốn”. “100% thanh toán sau” như một lời quảng cáo sản phẩm chính là “slogan” của các công ty môi giới hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam. Hầu hết công ty môi giới hôn nhân đều tự đề cao chất lượng “món hàng” và dịch vụ hậu mãi của mình: “Tuyển chọn khắt khe các tiêu chuẩn của cô dâu về sức khỏe và phẩm hạnh”, “Chỉ thanh toán sau khi đám cưới xong và trở về Hàn Quốc”, “Trong trường hợp ly dị mà lỗi thuộc về cô dâu thì công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm tái hôn miễn phí”.29

Không chỉ hình ảnh phụ nữ bị “méo mó” mà ngay cả hình ảnh của nam giới cũng bị xấu đi trong mắt dư luận nước ngoài. Một suy luận logic là tại sao đàn ông Việt Nam không đủ sức hút để giữ chân các cô gái, để họ phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tìm cơ may bên ngoài lãnh thổ, chấp nhận những rủi ro không lường trước được.

Đất nước ta còn nghèo, đó là điều không thể phủ nhận. Tâm lý lấy chồng nước ngoài để đổi đời cũng là có thật và cũng không hoàn toàn xấu. Tuy nhiên, biến phụ nữ Việt Nam thành những món hàng, cường điệu và chỉ thấy sự nghèo đói, thấp kém của một đất nước là điều không thể chấp nhận.

Nạn lừa đảo và buôn bán phụ nữ ra nước ngoài

Vấn nạn môi giới hôn nhân trái phép ở nước ta vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ mà chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Vì lợi nhuận, những người môi giới biến hôn nhân thành một kiểu giao dịch lạnh lùng, tiền trao cháo múc. Để các bên dể dàng chấp nhận nhau, họ sẵn sàng cung cấp những thông tin các nhân sai sự thật, người làm thuê ở cửa hàng ăn uống thì được chuyển thành chủ cửa hàng, người làm thuê ở nông trại thì chuyển thành chủ nông trại. Có khi chính những người đàn ông sang Việt Nam tìm vợ cố tình đưa ra

29

Việt Báo, Cưới hay mua vợ Việt Nam, theo Tuổi Trẻ, http://vietbao.vn/Nguoi-Viet-bon-phuong/Cuoi-hay-mua-vo- Viet-Nam/10954872/283/, [truy cập ngày 02-10-2014].

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 70 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

những thông tin sai sự thật như thế nhằm nâng cao giá trị của mình. Ở một góc độ nào đó, thì những hành vi này là những trò lừa đảo.

Lợi dụng phong trào lấy chồng nước ngoài, nhiều cá nhân và tổ chức môi giới trái phép hoặc lừa các cô gái có nguyện vọng lấy chồng nước ngoài bán sang các nhà chứa, hoặc làm giả hồ sơ kết hôn với người nước ngoài để đưa phụ nữ ra nước ngoài bán dâm.

Ngay tại địa bàn TP. Cần Thơ cũng có nhiều trường hợp kết hôn giả để lừa bán phụ nữ ra nước ngoài, như trường hợp của gia đình ông P.V.T., trú tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ :“Đầu năm 2012, thông qua môi giới, con gái là Phạm Thúy Hằng đã được gả cho một người đàn ông Trung Quốc – tên là Chen Wei Dong. Con nó nghĩ là lấy chồng nước ngoài là vì chữ hiếu mới chịu lấy”. Ngày cưới con ông T. được tổ chức tại nhà hàng Vĩnh Ký, chồng của Thúy Hằng lớn tuổi bằng ông T. Vậy mà, người con gái miền “gạo trắng nước trong” ấy vẫn “ngậm bò hòn làm ngọt” theo chồng về xứ người. Ngày chào “cha mẹ vợ”, chàng rể chưa đăng ký kết hôn là Chen Wei Dong vẫn rất lễ phép hứa với gia đình vợ là sẽ chăm sóc Thúy Hằng tận tình, chu đáo. Sẽ là người chồng “tri kỷ” sống đến đầu bạc răng long. Vì thế, gia đình ông T. càng tin tưởng không hề hay biết một âm mưu thâm độc của kẻ buôn người đưa Hằng vào động mại dâm. Khi “hai vợ chồng Hằng” vừa đi qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc, “chàng rể” Chen Wei Dong đã bán thẳng con gái ông T. vào một ổ chứa. “sau đó, ổ chứa này có ý định bán con tôi cho người đàn ông khác lấy về làm vợ”.30

 Sự mất cân bằng giới tính và suy giảm nguồn lao động

Suốt 2 thập kỷ (1979-1999), tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta mỗi năm chỉ tăng trung bình 0,1 điểm phần trăm, nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này luôn tăng mạnh. Có năm tăng tới 1 điểm phần trăm, tức là gấp 10 lần so với trước đây. Hiện tỷ số này đã cao tới mức nghiêm trọng, 112,3 bé trai trên 100 bé gái. Đặc biệt là trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ số này liên tục gia tăng, chỉ giảm nhẹ một chút vào năm 2011 và đang tiếp tục tăng lên trong năm 2012. Nếu không có sự can thiệp tích cực thì tỷ số giới sinh khi sinh ở Việt Nam có thể tăng lên mức 125 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2020 và tiếp tục đà này đến năm 2050. Đến thời điểm đó, nước ta có thể thừa khoảng 12% nam giới tuổi dưới 50. Dự báo, nước ta có thể dư thừa 2,3-4,3 triệu nam giới trong tương lai.31

30 Zing, Độc chiêu lừa gái miền Tây vào động , theo VietNamnet, http://news.zing.vn/Doc-chieu-lua-gai-mien-Tay-vao- dong-post274431.html, [Ngày truy cập 03-10-2014].

31

Vnexpress, Việt Nam có thể thừa đến 43 triệu nam giới, Nam Phương, http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia- dinh/viet-nam-co-the-thua-den-43-trieu-nam-gioi-2386913.html, [truy cập ngày 03-10-2014].

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 71 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Trong điều kiện như thế, nếu phong trào phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tiếp tục kéo dài, tình trạng thiếu cô dâu sẽ trở thành một vấn đề mới của xã hội. Vấn đề này cũng kéo theo một hệ quả là thiếu thốn nguồn nhân lực lao động. Định hướng phát triển công nghiệp của nước ta là lấy công nghiệp nhẹ làm chủ đạo. Các ngành công nghiệp như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm hay các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp luôn cần một nguồn nhân lực là nữ giới rất lớn. Hàng chục ngàn phụ nữ di cư ra nước ngoài mỗi năm như hiện nay sẽ là một sự mất mát rất lớn về nguồn nhân lực lao động trong nước.

Các hệ quả xã hội trên có liên quan với nhau như những mắc xích, và rất có thể còn những hệ quả tiền ẩn khác mà theo thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, sự lớn lên của những đứa trẻ mang hai dòng máu sẽ dần dần được bộc lộ.

3.1.3. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài nhƣ hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng kết hôn ồ ạt giữa công dân Việt Nam với người ngoài, cũng như những hệ quả tiêu cực mà vấn đề này mang lại. Có thể tổng hợp một số nguyên nhân về phương diện xã hội và về phương diện pháp luật dẫn tới tình trạng này như sau:

Về phương diện xã hội

Chính sách mở cửa đất nước đã đưa công dân Việt Nam và người nước ngoài có nhiều cơ hội tiếp xúc, làm việc với nhau hơn. Họ có thể cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập, sinh sống gần nhau lâu ngày đi đến nẫy sinh tình cảm. Có thể quen biết nhau qua sự giới thiệu của bạn bè, hoặc quen nhau qua các phương tiện điện tử. Những cuộc hôn nhân như thế này thường không có tính chất vụ lợi, các bên đã hiểu khá rõ về nhau trước khi đi đến quyết định kết hôn. Chính vì vậy, Hôn nhân của những người này có nhiều cơ hội đạt được hạnh phúc và gắn kết bền vững hơn. Nhưng những cuộc hôn nhân vì tình yêu đơn thuần như vậy trong thực tế lại chiếm tỉ lệ không nhiều. Kết quả khảo sát xã hội học gần đây cho thấy có 31% phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm, tăng thu nhập; 15,6% muốn lấy chồng nước ngoài giàu có để giúp đỡ gia đình.32 Hiện nay có một bộ phận không nhỏ người dân hình thành quan điểm lệch lạc về mục đích, ý nghĩa của hôn nhân, gia đình, coi lấy chồng nước ngoài là một giải pháp để cải thiện kinh tế gia đình. Các cô gái xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo có quá ít sự lựa chọn không chắc chắn cho tương lai do

32

Cộng sản, Nhiều giải pháp giúp đỡ những người kết hôn có yếu tố nước ngoài, Huy Vũ,

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 72 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

nhiều nguyên nhân như: Trình độ học vấn kém, không có nghề nghiệp, sự thiếu ổn định của nông nghiệp. Họ phải lựa chọn ra thành phố làm thuê với cuộc sống cực nhọc hay ở lại nông thôn, lấy và an phận với người chồng nghèo khó không thể tiến thân. Đây rõ ràng là những hướng đi mà các cô gái nông thôn không hề mong muốn. Vì vậy, lấy một người chồng nước ngoài với những lời quảng cáo về tiền bạc nhận được sau khi kết hôn và cuộc sống sung túc tại nước ngoài, vừa giúp đỡ gia đình, vừa có lợi cho bản thân đôi khi là một lựa chọn tốt mặc dù phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Tâm lý hưởng ứng phong trào cũng tác động rất lớn đến sự gia tăng của các cuộc hôn nhân với người nước ngoài. Những cuộc hôn nhân này ban đầu ít ỏi, chưa trở thành phong trào nên cũng ít rủi ro. Dần dà, những gia đình vì có con lấy chồng nước ngoài mà xây được nhà tường, mua được xe máy, tivi đã ám ảnh những gia đình hàng xóm xung quanh. Người Việt vốn có tâm lý ganh đua, sĩ diện lại hay bắt chước. Cha mẹ thì muốn gia đình mình được như gia đình hàng xóm, con cái mình cũng được như con cái họ. Các cô gái thì cũng muốn được bằng chị bằng em. Chính những điều đó đã kích thích các cô gái quên đi những rủi ro mà mạo hiểm lấy chồng nước ngoài. Vậy nên lấy chồng ngoại quốc đã trở

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)