5. Bố cục đề tài
2.2.1.1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn
Khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam ngoài khu vực biên giới, thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .
Đoạn 1 khoản 1 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau: “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”. Quy định này được hướng dẫn cụ thể hơn tại khoản 1, Điều 6 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về hôn hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn”. Như vậy khi công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sẽ có hai trường hợp xảy ra, đó là công dân Viêt Nam có hoặc không có hộ khẩu thường trú. Trường hợp công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú thì nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn chính là Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh nơi người đó đăng ký hội khẩu thường trú. Nếu công dân Việt Nam tham gia kết hôn không có hộ khẩu thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đăng ký tạm trú sẽ là nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì nên xác định đúng thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn để thực hiện đăng ký kết hôn, tránh mất thời gian và chi phí đi lại do xác định sai thẩm quyền. Lưu ý rằng, việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 45 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân
dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam đăng ký tạm trú chỉ được thực hiện khi người đó không có đăng ký thường trú, một trường hợp nữa đó là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú và tạm trú thì sẽ đăng ký kết hôn tại đâu. Trường hợp này luật không có đề cập tới nhưng cách giải quyết hiệu quả nhất chính là công dân Việt Nam sẽ đi đăng ký tạm trú. Pháp luật về cư trú hiện hành quy định thủ tục đăng ký tạm trú rất dể dàng, hồ sơ đơn giản, thời gian giải quyết việc đăng ký tạm trú là không quá 2 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nên nếu một người không có đăng ký thường trú và tạm trú cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài.